Trước ngưỡng cửa của tuổi 60, vợ chồng tôi trăn trở giữa quyết định về quê dưỡng già, yên bình nhưng thiếu thốn, hay ra phố cho gần bệnh viện?
Vợ chồng tôi đang ở độ tuổi ngoài 50, sinh sống và làm việc ở trung tâm thành phố thuộc tỉnh. Ở vào độ tuổi xế chiều, áp lực kinh tế đối với chúng tôi không còn quá nặng nề, con cái đều đã trưởng thành, có gia đình và sự nghiệp riêng. Giống như những người bạn đồng niên, vợ chồng tôi bắt đầu nghĩ về câu chuyện an dưỡng tuổi già.
Đi đâu để dưỡng già, về vùng quê sống thanh tịnh hay ra thành phố lớn để được ở gần bệnh viện, tiện cho việc thăm khám, thuốc men? Câu hỏi ấy cứ đau đáu trong tôi suốt thời gian qua.
Tôi thích cuộc sống yên bình, dân dã, không khói bụi và tiếng còi xe. Về quê có vẻ là một sự lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, đọc nhiều bài viết chia sẻ của những người đi trước nói về bức tranh thực tế của cuộc sống sau khi “bỏ phố ở quê”, tôi lại chùn bước. Không có kỹ năng làm nông nghiệp, về quê lại thiếu thốn đủ thứ, chưa kể sức khỏe hai vợ chồng cũng không dám chắc sẽ đảm bảo để tự rau cháo chăm nhau, về quê với tôi giống như một giấc mơ xa vời mà không biết phải bắt đầu từ đâu?
Còn nếu ra phố, tôi sẽ có nhiều cái lợi: gần con cháu, gần bệnh viện, dịch vụ hiện đại, thứ gì cũng có. Nhưng bù lại, tôi sẽ phải tốn kém hơn cho việc mua nhà, sinh hoạt, và đặc biệt là phải chịu cảnh khói bụi, còi xe cả ngày. Với số tiền tích góp, cộng với lương hưu, có thể cũng không đến mức thiếu ăn, nhưng vợ chồng tôi sẽ khó gọi là dư dả để vô lo vô nghĩ.
Có một thực tế là giờ người trẻ ở nông thôn cứ đua nhau ra phố để tìm kiếm cơ hội đổi đời, thoát cảnh cực khổ với ruộng vườn, chuồng trại. Ngược lại, nhiều người thành thị lại muốn từ bỏ công việc để lui về những vùng quê xa xôi, trồng rau thả cá, sống cuộc đời điền viên. Vậy rốt cuộc nơi đâu mới là lý tưởng cho cuộc sống về già?
- 6 địa điểm hàng đầu dễ khiến đàn ông và đàn bà phát sinh các mối quan hệ ngoài luồng
- Vĩnh Phúc: Nuôi ếch trên mặt ao cá, con nào cũng khỏe, anh nông dân bắt đến đâu thương lái mua hết đến đó
- Lâm Đồng: Mở mày mở mặt nhờ trồng lan rừng, chàng trai 8X sở hữu thu nhập 200-300 triệu/tháng
- Bị bỏ rơi từ 6 tháng tuổi, học 3 năm lớp 1, cậu học trò đạt 28,75 điểm kì thi tốt nghiệp THPT
- Đất quê bỗng dưng “dậy sóng”, người dân vừa mừng vừa lo