Tại sao lại là nhà gỗ, nhà tre, nhà đất mà không phải là nhà bê tông khi về quê? Trong bài viết sau tác giả Việt Mơ sẽ giải thích đầy đủ hơn về mẫu nhà này. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!
Nhà đắp đất và rơm vốn rất quen thuộc với nhiều thế hệ đi trước.
Tận dụng vật liệu để giảm chi phí
Ở mỗi vùng đất sẽ có vật liệu đặc trưng riêng, ở gần rừng nguyên sinh thì có gỗ, tre nứa (những cây đã tự đổ), ở Đà Lạt thì có gỗ thông, ở gần ruộng đồng thì có đất, ở cao nguyên, đỉnh núi thì có nhiều đá.
Chính vì vậy mảnh vườn của chúng ta ở đâu thì chúng ta có thể tận dụng vật liệu sẵn có ở đó. Vừa tiết kiệm được chi phí vận chuyển vật liệu, vừa tiết kiệm được tiền bạc, không phải mua đỡ tốn kém, bớt gánh nặng tiền bạc. Sau này chúng ta không còn dùng nữa thì lại trả về với tự nhiên.
Mình đã từng tự dựng một căn nhà gỗ, diện tích sàn 84m2 ( sàn nhà 24m2 + gác 24m2 + hiên trước 27m2 + hiên bên hông 9m2). Nếu tính theo giá thi công nhà gỗ thì tầm 5tr/m2 x 84m2 =420triệu, đó là đơn giá thấp, còn những nơi giá lên 6-7trm2 nhà gỗ.
Đối với khả năng tài chính của mình thì là điều không thể để dừng một ngôi nhà. Vậy mình đã làm cách nào? Trước tiên mình mua một căn nhà cũ sau đó tự dỡ, đem toàn bộ vật liệu về, dựng khung (lúc đi xem nhà mình đã lên ý tưởng và thiết kế rồi) sau đó mình thuê 2 thợ 1 chính 1 phụ về làm chân trụ bằng gạch, lợp mái, đóng vách, làm cửa… phần còn lại tự làm, à máy móc mình tự mua, về dùng hoài trong nhà luôn rất tiện.
Tổng chi phí mình dựng căn nhà gỗ trên hết khoảng 150 triệu ( với điều kiện tự thiết kế, tự làm tất). Nhưng đó cũng là chi phí thấp hơn nhiều so với mình thuê khoán rồi.
Đó là nhà gỗ, còn nhà bằng đất, nhà tre… mình đảm bảo còn rẻ hơn nữa. Nhưng tâm thái của mình phải biết đủ, tư tưởng lớn trong ngôi nhà nhỏ ấm áp “Living Big in tiny House” .
Dễ thi công, nói dễ thì cũng không hẳn, mà mình phải chịu làm, chịu mày mò nữa và có sự hỗ trợ của người có kinh nghiệm.
Hãy tận dụng những ngôi nhà cũ và cải tạo lại.
Quy trình làm nhà đơn giản khi về quê
Tuy nhiên mình sẽ tóm tắt cách đơn giản để cả nhà nắm bắt quy trình làm 1 ngôi nhà : Đầu tiên là thiết kế, chiều ngang dọc ra sao, vị trí đặt ngôi nhà ở đâu trên miếng đất, sơ đồ đi lại các khu vực chức năng trong nhà( phòng ngủ, bếp, phòng tắm).
Thứ 2 là làm chân móng, đối với nhà gỗ, nhà sắt, hay nhà sàn đều cần làm chân móng của ngôi nhà, có thể kê đá, xây gạch, đổ trụ bê tông, đơn giản tối thiểu nhất có thể, và fit với kích thước đã thiết kế. Sau đó dựng khung, phần này thì đóng khung theo khung nhà cũ rồi dựng lên móng. nếu làm khung mới thì phải hiểu phần thiết kế kết cấu.
Cuối cùng là hoàn thiện: lợp mái, đóng vách, và decor các khu vực chức năng trong nhà. Càng tính toán hợp lý sẽ càng tối giản và tiện lợi.
Còn phần điện nước trong nhà tự làm được thì làm, không thuê thợ điện nước 1 ngày là xong. Tầm 1 – 2 tháng là có 1 căn nhà, không cần nỗ lực cả đời hoặc trả nợ mấy chục năm cho căn nhà.
Nhỏ gọn ấm cum tạo cảm giác an toàn: Thực tế là ngồi nhà càng nhỏ, càng mang lại cho chúng ta cảm giác an toàn, ấm áp. Nhớ hồi nhỏ hay dựng chòi lá chuối, hay mỗi lần sầm sét chúng ta thường chùm kín chăn lại. Đó là sự an toàn do không gian và sự ấm áp mang lại. Nhà nhỏ thì tiết kiệm chi phí mang lại cảm giác an tâm, không áp lực về tiền bạc. Nếu sợ không đủ chỗ ở cho bạn bè khách thì có thể mỗi năm dành 3 tháng dựng 1 căn, 10 năm sẽ có 10 căn nhà nhỏ xinh, tha hồ ở.
Dể hoàn thổ và tái sử dụng nhiều lần: Đây là lý do mình tâm đắc nhất, con người cũng trở về với cát bụi nhờ kết cấu bởi vật liệu hữu cơ. Ngôi nhà xây dựng tự nhiên cũng vậy, sau quá trình Thành – Trụ – Hoại – Không rồi sẽ trở về với Đất Mẹ. Ta đến không có gì thì đi cũng không cần để lại bê tông cốt thép, vậy là chúng ta không nợ gì Đất mẹ rồi. Mà chỉ có những vật liệu tự nhiên mới làm được điều đó. Xi măng, bê tông, nhựa, sợi thuỷ tinh thì không.
Nói như thế không phải là chúng ta không sử dụng những vật liệu đó, mà chúng ta vẫn tái chế, tận dụng nếu người khác không dùng và bỏ đi. Miễn là hạn chế dùng, tạo mới một cách tối thiểu là được.
À mà, nếu trên mảnh vườn bạn mua có sẵn một ngôi nhà xây, thì hãy tiếp tục sử dụng nó, hãy cải tạo thiết kế và sáng tạo theo ý tưởng để tiết kiệm và tận dụng lại những gì có sẵn. Cũ người mới ta, mình luôn có cảm hứng làm lại những gì cũ kỹ, bỏ đi, để mang lại cho nó một sứ mệnh mới, tiếp tục để nó tạo giá trị. Cả nhà đừng đập ngôi nhà đó rồi mang xà bần đi đổ nha! Thiên nhiên sẽ chấp nhận hết, nhưng sẽ mất thời gian rất lâu để phục hồi, để cây cối lại mọc được.
Bạn đừng nhầm lẫn giữa việc thích sống ở một ngôi nhà nhỏ với việc bạn nghèo, và cũng đừng nhầm lẫn giữa việc bạn thích làm một ngôi nhà nhỏ với việc bạn không có tiền.
Trên đây là những gì mình trải nghiệm, đúc kết chia sẻ lại, không có đúng, không có sai, không nhị nguyên. Nó chỉ mà tính phù hợp với mỗi người. Nếu các bạn thấy bài viết hay và hữu ích hãy chia sẻ để lan toả và tiếp thêm động lực cho mình chia sẻ tiếp những điều mà mình được trải nghiệm.
- 8 năm ở nhà chăm con, mẹ "sững sờ" khi con trai phàn nàn mẹ lười biếng không làm gì, bố đi làm vất vả
- Mỗi tháng chỉ bán 2 ngày mà thu lãi 45 triệu đồng nhờ loại nấm này
- Tại sao khi say đàn ông lại muốn chuyện ấy? Tâm lý đàn ông khi say sẽ như thế nào?
- Chuyện “dở khóc dở cười” ở chung cư: Sáng sớm hát, nửa đêm hát, lập biên bản vẫn hát
- Cổ nhân dạy con: làm người lương thiện là bài học suốt đời