Mua đất đầu cơ, làm nơi trú ẩn tiền, để dành cho tương lai… người Việt nói đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhưng mấy người làm được?
Đọc bài viết “Mua đất ‘mắc võng’ chờ thời”, tôi thấy nhiều người phản đối siết thuế đất để chống đầu cơ. Nhưng các bạn có biết ở Australia, người ta tính toán thế nào khi bạn mua bán bất động sản không? Giả sử, tôi có căn nhà dư và tôi đem bán có lời, cơ quan thuế chắc chắn sẽ đánh thuế. Trong vòng một thời gian ngắn, nếu tôi chuyển tiền dư đó đi đầu tư thì thuế suất sẽ giảm hơn so với việc tôi ngâm hoặc bỏ tiền đi mua bất động sản khác và ngâm chờ thời.
Tất nhiên, tôi không dại vì Australia có luật đánh thuế rất nặng tài sản thứ hai không kinh doanh. Nói chung là thuế đó đủ ăn mòn lợi nhuận kiểu chờ thời nên buộc tôi phải cho thuê hoặc bán nhanh nếu không muốn bị thuế bào mòn tiền đầu tư.
Trong khi đó, người Việt thường bảo đất là tư liệu sản xuất quan trọng, nhưng hình thái quản trị thấy rõ là không tôn trọng đất đai. Giờ có tiền, ai cũng mua nhà cửa, đất đai rồi để hoang ở đó, chờ thời bán kiếm lời, quá dễ ăn mà chẳng phải lo lắng gì cả. Tôi mà có tiền chắc cũng đem đi mua đất đai, nhà cửa vì có mất mát gì đâu.
Nếu Việt Nam đánh thuế tài sản bất động sản thứ hai, tôi tin sẽ triệt tiêu được tư tưởng hưởng lợi đó, buộc chủ đất phải đưa bất động sản vào kinh doanh, còn không có đường kinh doanh thì để tiền vào ngân hàng, cho người khác vay kinh doanh. Chẳng lẽ thế giới lại lạc hậu và kém hiểu biết hơn Việt Nam khi đánh thuế bất động sản thứ hai? Australia, Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Singapore… đều đã làm như vậy. Việt Nam có GDP là bao nhiêu khi so với các nước đó, nhưng lại luẩn quẩn câu chuyện đánh thuế tài sản bất động sản thứ hai.
Nếu thanh tra và thống kê số lượng người đang mua nhà ở và căn hộ tại Việt Nam là thành phần nào, tôi dám nói 99% là mua để đầu cơ, mua để làm nơi trú ẩn tiền, và là nơi mà như bao thế hệ người Việt thường nói – mua nhà đất để dành cho mai sau. Sau Covid 19, ai cũng đã thấy mọi lĩnh vực đầu tư đều thất bại, trừ vàng và đất đai, nhà ở. Vàng thì quá cao, chỉ còn đất đai và nhà ở hợp túi tiền. Lại thời điểm chính quyền đang siết cấp phép dự án mới nên vô tình tạo tình trạng dù dịch bệnh nhưng cung không đủ cầu, khiến giá đất tăng.
Câu hỏi đơn giản: không lẽ người dân mua đất giai đoạn này lại làm phước, bán giá thấp hơn cho người khác trong tương lai? Trượt giá, cộng với lạm phát, thì ai là người mua kế tiếp nếu không phải là dân đầu cơ là chính? Còn người có nhu cầu rất cấp bách mới cắn răng mà mua thời giá nhà tăng trong lúc lạm phát tăng thế này.
Vậy tại sao chúng ta không đánh thuế để giảm bớt các cái đầu nóng muốn kiếm lời giữa thời lạm phát, buộc nhà đầu tư trước đó phải bán rẻ để giảm nhiệt, và nó cũng có tác động vào chỉ số lạm phát sẽ giảm? Đánh thuế tài sản thứ hai là cách tốt nhất và ưu thế nhất để quản lý dòng tiền và không làm tăng giá bất động sản lên vô lý nữa.
Tóm lại, chúng ta cần một cú knock out để những tay đầu tư bất động sản “về mo”. Còn do dự đánh thuế tài sản thứ hai thì việc áp lực buộc phải xả hàng thu hồi vốn là tín hiệu góp phần giảm lạm phát. Ăn uống, xăng tăng sẽ chẳng giảm nhưng thiết yếu, còn bất động sản bị đầu cơ tăng thì chẳng lợi gì cho hầu hết dân nên tốt nhất phải phát tín hiệu cho các công ty bất động sản hãy bán hàng thay cho găm hàng đợi lên giá bán.
- Đàn ông ghen thường không nói ra, có 5 dấu hiệu này là cảnh báo chàng sắp ghen “nổ mắt”
- 3 dấu hiệu cho thấy phụ nữ muốn được gần gũi, đàn ông nên biết để giúp nàng thỏa mãn
- Những việc làm của phụ nữ là ‘chất gây ngh.iện’ khiến đàn ông mê mệt trên giường
- "Tết ăn mình hay mình ăn tết": Đừng "sỹ diện" bày vẽ nhiều, nghỉ ngơi là chính!
- Lợn trắng đang lỗ lên lỗ xuống, chuyển nuôi lợn đen chăm nhàn mà được giá, bán 120.000 đồng/kg thu trăm triệu ngon ơ