Ông Bùi Văn Sỹ (thôn Hữu Phúc, xã Bắc Bình, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) đã gây dựng thành công mô hình trồng cây dược liệu, chăn nuôi gia súc, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôi
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất thuần nông, với sự cần cù cùng khát khao làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương, để gây dựng được các mô hình kinh tế có quy mô như hiện tại, trước đây, ông Sỹ đã phải đi nhiều nơi, trải qua nhiều nghề để tích lũy kinh nghiệm cũng như dành dụm tiền vốn.
Sau khi trở về địa phương, ông Sỹ mạnh dạn vay vốn mở đại lý kinh doanh vật liệu xây dựng nhằm phát triển kinh tế cho gia đình. Dần dần, nguồn thu nhập ổn định, gia đình ông tiếp tục đầu tư gây dựng mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi để phát triển kinh tế hơn nữa.
Ông Bùi Văn Sỹ (bên phải) trao đổi kinh nghiệm nuôi dê nhốt chuồng với người dân trong thôn.
Hiện tại, trồng cây ba kích và chăn nuôi dê nhốt chuồng là 2 mô hình giúp gia đình ông Sỹ trở nên khá giả. Thành công ấy là nhờ sự nỗ lực học hỏi, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Sỹ cho biết: “Năm 2014, có dịp ghé thăm một người bạn ở xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tình cờ tôi được đi tham quan một số mô hình trồng cây dược liệu, trong đó có mô hình trồng cây ba kích trên đất đồi. Nhìn mô hình sản xuất quy củ trên vùng đất khó canh tác mà đem lại hiệu quả kinh tế cao đã khiến tôi nhen nhóm suy nghĩ đưa cây ba kích về trồng tại địa phương.
Một thời gian sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng, tháng 4/2015, tôi quyết định bỏ ra gần 2 tỷ đồng để mua khu vườn đồi trồng vải cằn cỗi, kém hiệu quả ở thôn Bắc Sơn. Với diện tích đất đồi trong tay, cải tạo đất đến đâu, tôi canh tác luôn đến đó.
Ban đầu, tôi mua cây giống về trồng thử nghiệm trên diện tích đất gần 1.000m2. Do chưa có kinh nghiệm nên số lượng ba kích bị hỏng khoảng 30%.
Ảnh minh họa.
Tôi tiếp tục vừa làm vừa tích lũy, học hỏi từ những gia đình trồng ba kích tím có hiệu quả ở các vùng lân cận; đồng thời nghiên cứu, tham khảo tài liệu để áp dụng khoa học – kỹ thuật vào cây trồng.
Sau 2 năm, việc ươm trồng của tôi mới bắt đầu hiệu quả. Ngoài thu nhập từ bán cây giống được hơn 100 triệu đồng, lứa ba kích trồng đầu tiên của gia đình tôi cho thu hoạch củ với giá 150.000 đồng/kg”.
Đến nay diện tích trồng cây ba kích của gia đình ông Sỹ lên đến 2ha. Để đầu ra cho củ ba kích được đảm bảo, ông Sỹ chia diện tích trồng ba kích thành nhiều lô, mỗi lô một độ tuổi khác nhau.
Trung bình mỗi khóm ba kích đạt từ 3 – 4kg/củ, ước tính trên diện tích đất trồng hiện tại, sản lượng sẽ đạt khoảng 60 tấn củ ba kích tươi. Với giá bán trung bình hiện 150.000 đồng/kg, gia đình ông Sỹ có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Tuy nhiên, củ ba kích càng trồng lâu năm thì chất lượng sẽ càng tốt, thị trường ưa chuộng và giá bán càng cao hơn. Vì vậy, ông thường chăm sóc cây ba kích tím từ 4 năm trở lên mới tiến hành đào củ.
Ngoài ra, cứ thu hoạch được 1 lần, cây ba kích sẽ được trồng gối vụ để đảm bảo xanh tốt quanh năm. Nhờ diện tích cây trồng lớn, chất lượng tốt, thị trường tiêu thụ của cây ba kích luôn được đảm bảo.
Ông Trần Văn Sâm – Trưởng thôn Hữu Phúc cho biết: “Vừa giỏi phát triển kinh tế, ông Sỹ còn tích cực vận động nhân dân trong thôn thi đua lao động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Ông xứng đáng là tấm gương sáng để người dân học tập và làm theo”.
Gia tăng thu nhập từ nuôi dê nhốt chuồng
Với sự nhạy bén, tư duy năng động, ông Sỹ không ngừng nảy sinh ý tưởng để mở rộng quy mô phát triển kinh tế. Đầu năm 2021, ông xây dựng thêm mô hình chăn nuôi dê nhốt chuồng trên diện tích gần 300m2 đất.
\
Ảnh minh họa.
Bởi ông nhận thấy, nuôi dê nhốt chuồng không tốn nhiều thời gian, dê lại sinh sản nhanh, khả năng thu hồi vốn chỉ trong thời gian ngắn, đặc biệt giá bán khá cao so với các loại vật nuôi khác.
Cũng theo ông Sỹ chia sẻ, nuôi dê không quá vất vả do sức đề kháng của dê rất cao, ít bệnh, chỉ cần chuồng trại bảo đảm vệ sinh, định kỳ tiêm các loại vaccine phòng bệnh truyền nhiễm cho dê.
Dê vốn là loài ăn tạp nên rất dễ nuôi, thức ăn chủ yếu là các loại rau, cỏ, lá cây, cám… Ngoài ra, phân dê cũng được tận dụng để làm phân bón cho cây trồng.
Hiện, đàn dê của gia đình ông Sỹ đã lên đến hàng trăm con, trong đó, khoảng 200 con vỗ béo, 45 con dê sinh sản, 2 con dê đực cùng hàng chục dê con.
Nhờ nuôi dê nhốt chuồng có thị trường tiêu thụ tốt, với giá bán 120.000 đồng/kg, trừ chi phí, gia đình ông cũng thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm. Không chỉ vậy, gia đình ông còn tạo việc làm cho 10 lao động với thu nhập trung bình 6-7 triệu đồng/người/tháng.
- TPHCM: Tài xế mang chăn gối, ăn ngủ 2 ngày đêm chờ đăng kiểm xe
- Nền đất tôi bán 990 triệu, "cò" đòi rao lên đến 1,1 tỷ đồng
- Shark Bình thông báo hoàn tất thủ tục ly hôn với vợ cũ
- Bến Tre: Bỏ phố về quê nuôi con đặc sản, cứ bán 1 ký anh nông dân thu về 150.000-250.000 đồng
- Clip 2 trẻ đ.uối n.ước ở biệt thự cho thuê, 1 bé đã t.ử v.ong