Đại diện Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, đơn vị đang xác minh hình ảnh này chụp địa chỉ nào, đơn vị nào để làm có hay không việc gian lận số km trong việc học lái xe ô tô.
Những ngày qua, trên mạng xã hội xôn xao hình ảnh đang được lan truyền về hình ảnh một chiếc xe ô tô tập lái xe màu trắng được gắn gần 10 thiết bị đo đếm, theo dõi tập lái xe ô tô, kèm theo nội dung: “810 km đường trường để thi sát hạch? Đừng lo đã có thầy! Ơ thế là “hack” được thật hả…?”
Nội dung này đã gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận và được nhiều người lo ngại nếu đây là sự thật thì người được cấp giấy phép lái xe có đảm bảo được tính an toàn khi lái xe khi ra đường hay không?
Ông Lương Duyên Thống, Trưởng phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái, Cục Đường bộ Việt Nam cho biết: “Đơn vị đã nắm được thông tin hình ảnh về việc một chiếc xe có gắn nhiều thiết bị theo dõi tập lái xe ô tô”.
“Chúng tôi đang xác minh hình ảnh này chụp địa chỉ nào, đơn vị nào để làm có hay không việc gian lận số km trong việc học lái xe ô tô. Có thể đây là lúc Trung tâm sát hạch lái xe thử nghiệm, kiểm tra thiết bị giám sát đạo tào lái xe”, ông Thống cho biết.
Cũng theo ông Thống, tại thời điểm này, Cục Đường bộ Việt Nam đang phối hợp với các Sở GTVT, các đơn vị liên quan tiến hành thanh tra rà soát các Trung tâm đào tạo sát hạch lái xe, nên sẽ khó có chuyện gian lận trong đào tạo lái xe. Nếu có phát hiện ra trường hợp gian lận chúng tôi sẽ yêu cầu xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
“Thông qua hình ảnh này, chúng tôi sẽ có văn bản gửi tới Sở GTVT các tỉnh và các đơn vị liên quan để rà soát chẩn chỉnh, theo dõi việc đạo tạo sát hạch lái xe. Chúng tôi cũng không loại trừ trường hợp người đăng hình ảnh này có mục đích không rõ ràng”, ông Thống nêu rõ.
Trước đó, Cục Đường bộ Việt Nam vừa có báo cáo về việc triển khai Nghị định 65/2016/NĐ-CP quy định lắp đặt thiết bị DAT để quản lý thời gian, quãng đường học thực hành học lái xe ô tô của học viên.
Thống kê cho thấy, đến nay, hệ thống đã tiếp nhận dữ liệu của 672.392 học viên (trong đó có 473.733 hoàn thành đủ khối lượng), 13.791 khóa học, 6.520.877 phiên học thực hành và 40.673 xe tập lái đáp ứng nhu cầu quản lý của các Sở Giao thông vận tải.
Lãnh đạo Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, việc ứng dụng DAT vào công tác quản lý đào tạo được dư luận, học viên, cơ sở đào tạo lái xe và các Sở GTVT đánh giá cao.
“Thông qua DAT, học viên học lái xe được đảm bảo nội dung chương trình giảng dạy, kiểm tra được khối lượng nội dung cần thực hành so với quy định, qua đó chất lượng học viên được nâng cao, thể hiện rõ rệt qua kết quả các kỳ sát hạch lái xe”, lãnh đạo Cục Đường bộ Việt Nam đánh giá.
Cũng theo lãnh đạo Cục Đường bộ Việt Nam, cơ sở đào tạo kiểm soát được công tác giảng dạy, quản lý được việc sử dụng phương tiện cũng như sử dụng người lao động (giáo viên dạy lái xe).
Cơ quan quản lý Nhà nước giảm bớt kiểm tra trực tiếp tại đơn vị, kiểm soát được tuyến đường đào tạo lái xe và xác định được các học viên đã hoàn thành đủ quãng đường, thời gian học thực hành lái xe.
Hiện, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đã đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam nghiên cứu đưa thêm tình huống giao thông trên đường cao tốc để học viên được tiếp cận và thêm kỹ năng khi tham gia giao thông.
Trước đó, việc học phí đào tạo lái xe tăng cao đang khiến cho nhiều người ngỡ ngàng khi chi phí khóa học bằng lái xe B2 trọn gói lên tới 16 triệu đồng. Trong khi đó, vào tháng 10/2022, người học và thi chỉ mất hơn 12 triệu đồng
- Giàu nhà quê không bằng ngồi lê thành phố: Một thế hệ gạt nước mắt giữa phố thị, chênh vênh ở hay về
- 4 kiểu phụ nữ nhan sắc không có nhưng khiến đàn ông thịnh vượng, họ là ai?
- Làm sao để nói cho chồng biết : chồng kém khoản ấy
- Loài cá gì ở miền Tây mà bán tới 400.000 đồng/kg, nhà giàu vẫn xuống tiền mua ăn cho bằng được?
- Đừng để con cái làm 3 nghề này, lương cao mấy cũng khước từ kẻo mất phúc