Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Mọi lời nói và hành động của cha mẹ đều tác động ít nhiều tới trẻ, khiến chúng rất dễ bắt chước theo.
1. Cha mẹ siêng năng và tiết kiệm nhưng lại tiêu nhiều tiền cho con cái
Một số cha mẹ cho rằng, đây là cách họ biểu đạt tình yêu thương của mình đối với con cái. Tuy nhiên, điều này có thể khiến con cái hình thành thói quen sống xa hoa, không biết ơn và không biết quản lý tiền bạc.
Thay đổi bằng cách nào?
Yêu thương con cái không phải là cho chúng những thứ đắt tiền mà là những thứ phù hợp. Dạy con cách quản lý tiền bạc và biết tiết kiệm là điều tốt nhất cha mẹ nên làm.
2. Cha mẹ không biết phép lịch sự
Cho dù đó là trong các mối quan hệ giữa các cá nhân, hay trong học tập và sự nghiệp sau này, việc thiếu cách cư xử sẽ trở thành trở ngại cho con cái.
Thay đổi bằng cách nào?
Cha mẹ cần suy nghĩ về lời nói và việc làm của mình, hãy trở thành một người sống văn minh và lịch sự để con cái bắt chước theo.
3. Cha mẹ thoải mái cho con cái xem các chương trình dành cho người lớn
Nhiều chương trình dành cho người lớn không phù hợp với trẻ em, dễ khiến trẻ hiểu lầm. Nghiện xem TV hay video trong thời gian dài không tốt cho sự phát triển của trẻ.
Tương tự như việc xem TV, bức xạ máy tính, các kích thích mạnh về thị giác và thính giác cũng có thể gây hại cho trẻ, dễ gây ra các vấn đề về phát triển xương như đau cột sống cổ.
Thay đổi bằng cách nào?
Các chương trình xem TV, video phải phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ, nội dung lành mạnh, thời gian cũng phải được quy định chặt chẽ. Thay vào đó, tốt nhất là sử dụng các trò chơi mang tính tương tác giữa cha mẹ và con cái sẽ tốt hơn.
4. Cha mẹ thích so sánh con mình với người khác
Việc so sánh này gây ra nhiều tác hại cho trẻ như dẫn tới các vấn đề tâm lý, thiếu tự tin, hay tự ti, chán ghét cha mẹ…
Thay đổi bằng cách nào?
Đừng đánh giá con mình bằng tiêu chuẩn của con người khác, hãy để trẻ phát triển tự nhiên, miễn là không tụt hậu, chậm chạp thì cha mẹ đừng quá lo lắng.
5. Cha mẹ quá bao bọc con cái
Những đứa trẻ không được cha mẹ cho làm bất cứ thứ gì, thực chất cha mẹ đang tước đi cơ hội để chúng học hỏi những điều mới mẻ và trải nghiệm thất bại. Đồng thời, điều này còn nảy sinh tư tưởng thích ỷ lại vào cha mẹ, trẻ sẽ trở thành người lười biếng, khó thích nghi với cuộc sống tập thể sau này.
Thay đổi bằng cách nào?
Cha mẹ nên cho trẻ các cơ hội để tự chủ như làm việc nhà trong khả năng, để trẻ hiểu được chân lý rằng, chỉ có cho đi thì nó mới có thể nhận được.
6. Cha mẹ trút bỏ sự bất mãn trước mặt con cái
Điều này sẽ gây ra những cảm xúc tiêu cực ở trẻ, khiến trẻ hình thành tính cách thiếu trách nhiệm, hay đổ thừa, nóng giận vô cớ.
Thay đổi bằng cách nào?
Cha mẹ nên thẳng thắn chia sẻ những điều tồi tệ trong cuộc sống và cố gắng để trẻ thấy được thái độ tích cực khi có vấn đề xảy ra.
7. Cha mẹ hay nói dối
Nếu trẻ cảm thấy cha mẹ nói dối là điều bình thường, chúng sẽ bắt chước theo. Đồng thời, trẻ cũng có thể cảm thấy lạ và khó hiểu trước cách tiếp cận của người lớn, dẫn đến hiểu sai lệch vấn đề.
Thay đổi bằng cách nào?
Cha mẹ nên biết quý trọng sự tin tưởng của trẻ, đã hứa gì là phải thực hiện cho bằng được. Phấn đấu trở thành một người chính trực cho dù con cái có mặt hay không.
8. Cha mẹ hay trì hoãn làm việc, không có khái niệm về thời gian
Trẻ dễ không có ý thức về thời gian, không có nhận thức đúng đắn về những sự việc không đúng giờ, đến muộn và những vấn đề tương tự sẽ dễ dàng xảy ra trong tương lai.
Thay đổi bằng cách nào?
Cha mẹ cần dạy trẻ về thời gian ngay từ khi còn nhỏ, để chúng hiểu tầm quan trọng của thời gian. Ngoài ra, cha mẹ cũng làm gương cho con cái khi làm việc gì cũng đúng thời gian quy định, không trì hoãn.
9. Cha mẹ không chấp hành luật lệ giao thông
Trẻ em không có nhận thức về an toàn và ý thức tự bảo vệ rất dễ gặp nguy hiểm dù đi xa hay ở nhà.
Thay đổi bằng cách nào?
Bất kể cha mẹ có đi chơi với con cái hay không cũng phải tuân thủ luật lệ giao thông. Cha mẹ hãy cố gắng nhắc nhở với trẻ tầm quan trọng của việc tuân thủ luật lệ giao thông thường xuyên và nói “làm như vậy thực chất là bảo vệ chính mình”.
10. Cha mẹ chỉ trích con cái nơi công cộng
Điều này sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ và khiến chúng cảm thấy kém cỏi. Nó cũng sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, không cho phép trẻ nhận ra lỗi lầm của mình.
Thay đổi bằng cách nào?
Cha mẹ chỉ ra những lỗi sai của trẻ kịp thời nhưng với thái độ phải nhẹ nhàng, nói cho trẻ biết tại sao mình mắc lỗi.
khi thực sự không thể kiểm soát được thì đừng bùng nổ trước mặt con cái, tạo cho con cái bầu không khí gia đình ấm áp.
- Ngân 98 muốn ra nước ngoài mua tinh trùng, sợ đẻ con ra giống Lương Bằng Quang
- Mua nhà trong ngõ ven đô là sống vì tiền, còn mua chung cư là dùng tiền để sống?
- Giải quyết nỗi lo dị ứng da với những bài thuốc đơn giản, hiệu quả
- Tôi không có cuối tuần vì hàng xóm xây nhà 5 năm chưa xong
- Đừng lấy cân nặng làm "thước đo" tài nuôi con của một người mẹ!