Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
121 lượt xem

12 cách dạy con của người Do Thái đào tạo trẻ thành thiên tài

Ai lại chẳng mong ước bé cưng của mình thông minh, giỏi giang như thiên tài. Tuy nhiên, đâu là phương pháp hiệu quả để đào tạo trẻ là băn khoăn của nhiều bậc cha mẹ.

Trong bài viết là 12 cách dạy con của người Do Thái; lý giải phần nào câu hỏi vì sao dân tộc này được đánh giá là có nhiều thiên tài vĩ đại nhất thế giới. Bố mẹ đọc và áp dụng cách nuôi dạy con của người Do Thái để trẻ phát triển một cách toàn diện nhất nhé!

1. Khuyến khích tinh thần độc lập

Cách dạy con của người Do Thái dựa trên tinh thần tôn trọng trẻ; và cho con sự tự do trong suy nghĩ, hành động.

Ở gia đình khác, cha mẹ thường nghĩ con cái mình sẽ thành công nếu trẻ tin rằng chúng có thể làm mọi thứ. Nhưng ở các gia đình Do Thái; các bậc cha mẹ lại thấy việc quan trọng là cho con trẻ nghĩ chúng tự làm được mọi thứ.

Trong các quán cà phê ở Israel; việc đứa bé 1 tuổi tự xoay sở ăn tảng thịt bò là bình thường. Trẻ em Do Thái được cha mẹ cho phép tự làm mọi thứ ngay khi sự phát triển thể chất của con chưa đáp ứng được đòi hỏi của công việc.

2. Vạn sự khởi đầu nan, mọi nỗ lực của con đều được ghi nhận

Khi nói đến cách dạy con của người Do Thái, họ có câu nói rất nổi tiếng: “Kol haschalot kashot.” (có nghĩa là: “Vạn sự khởi đầu nan.”). Không có gì mới bắt đầu làm mà suôn sẻ cả, người Do Thái thừa nhận và trân trọng mọi nỗ lực của trẻ; khuyến khích con tự lập và nỗ lực. Bất kỳ sở thích mới nào của con cũng được cha mẹ ủng hộ, dù ý tưởng có điên rồ và thất bại.

3. Tin cậy là phần thưởng ý nghĩa nhất

Nếu được tin tưởng giao cho việc nào đó để tự làm, trẻ sẽ lấy làm tự hào vì điều đó có nghĩa là trẻ đang làm được tốt. Được cha mẹ hoàn toàn tin cậy chính là phần thưởng ý nghĩa nhất; đó là nguyên tắc quan trọng trong cách dạy con của người Do Thái.

4. Cách dạy con của người Do Thái khiến trẻ hiểu vẻ bề ngoài không phải là tất cả

Những bà mẹ yêu thích con mình chỉn chu hẳn sẽ thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy trẻ con Do Thái đi dạo ngoài trời. Chúng thường dính đầy bùn đất; đó là cách dạy con của người Do Thái. Ngón tay cáu bẩn, đầu gối bụi bặm, áo quần xộc xệch thậm chí mất cả nút áo. Thực sự việc giữ trẻ con luôn gọn gàng sạch sẽ mất rất nhiều công sức và thời gian của cả cha mẹ và bé.

Cha mẹ Do Thái nghĩ rằng cho con phát triển theo bản tính tự nhiên của con hữu ích hơn việc chỉ chăm chăm cho bề ngoài của trẻ. Mà trẻ con thì thường ít quan tâm xem người ta nghĩ gì về bề ngoài của mình.

5. Chấp nhận việc bừa bộn

Cha mẹ người Do Thái chẳng lấy làm phiền lòng khi con cái họ tạo ra những đống lộn xộn. Trẻ con phải nghịch, đôi lúc làm đổ mọi thứ xung quanh. Theo quan điểm cách dạy con của người Do Thái, nếu con làm căn phòng bừa bộn; họ sẽ chẳng cằn nhằn. Thay vì vậy, họ sẽ giải thích tại sao sự ngăn nắp lại hữu ích đối với chúng.

6. Cho con tự do bên ngoài

Ở các gia đình bình thường, cha mẹ sẽ để mắt đến con và không ngừng nhắc nhở “Đừng leo lên chỗ đó!”, “Đừng chạm vào thứ này!”, “Đừng la hét nữa”… Việc trông con vì thế rất mệt mỏi.

Cách dạy con của cha mẹ người Do Thái khác hẳn. Họ cho phép con tự do bên ngoài khi còn rất nhỏ. Trẻ sẽ tự thu xếp những rắc rối của mình, tìm cách giải quyết tới cùng chuyện chơi của chúng. Bằng cách này, khi lớn lên trẻ sẽ tự tin hơn và kiên trì trong mọi việc.

7. Tự do trong khuôn khổ là cách dạy con của người Do Thái

Trẻ em Do Thái được tự do làm mọi thứ chúng thích, kể cả việc vẽ lên tường cũng được cha mẹ ủng hộ vì rẻ có tiềm năng trở thành một họa sĩ vĩ đại. Tuy nhiên, hỗn láo và thiếu tôn trọng người thân trong gia đình là tuyệt đối không được. Xúc phạm cha mẹ, trẻ sẽ phải chịu hình phạt nghiêm khắc.

8. Bố mẹ là sếp, con không phải ‘trung tâm vũ trụ”

Trẻ được dạy tôn trọng cha mẹ từ khi còn nhỏ. Trong gia đình, cha mẹ là “sếp”, chúng không phải là trung tâm mọi sự chú ý. Muốn làm gì, con phải tự cố gắng đạt được điều đó.

9. Cách dạy con của người Do Thái giúp con tự chủ trong suy nghĩ và hành động

Trong các gia đình Do Thái, một số quy tắc được áp dụng để trẻ hiểu và hành xử đúng như:

Trẻ sẽ không bó hẹp suy nghĩ vào những quy tắc giới hạn hay hình phạt.
Trẻ sẽ học cách tự chỉnh sửa hành vi của mình vì lợi ích của chính chúng. Nếu làm đổ chai nước hoa của mẹ; tiền mua thức ăn cho con sẽ bị cắt để mẹ mua lại chai mới, trẻ suy nghĩ thế và tự chủ hành vi nghịch phá của mình.

10. Việc gì con làm cũng đáng chú ý

Theo cách dạy con của người Do Thái, các bậc cha mẹ sẽ khen ngợi, ghi nhận bất kỳ thành tựu nào con đạt được. Nếu trẻ tặng mẹ chiếc khăn ăn có dòng chữ viết nghuệch ngoạc; mẹ Do Thái sẽ xem đó là bức tranh có họa tiết độc đáo và giới thiệu với người thân trong gia đình.

Cách dạy con của người Do Thái hoàn toàn không khó. Điều quan trọng là bố mẹ thay đổi quan niệm của mình, trao cho con trẻ nhiều cơ hội thể hiện hơn nữa, luôn cổ vũ và khen ngợi con.

11. Dạy trẻ biết quản lý thời gian

Ngay từ khi còn nhỏ, các bé đã được bố mẹ dạy cách phải làm việc chăm chỉ và biết cách quản lý thời gian hợp lý để mọi việc không chồng chéo lên nhau. Cha mẹ Do Thái luôn cho con học thêm nhiều kỹ năng khác và nhiều bộ môn cùng lúc với khối lượng thời gian lớn như đàn violin, tiếng Anh, toán học.

Nếu cha mẹ bé làm kinh doanh buôn bán thì các bé sẽ được tham gia buôn bán cùng gia đình cùng cha mẹ từ rất sớm. Từ đó, những hoạt động trải nghiệm lớn và liên tục như vậy, các em phải học cách quản lý thời gian, sắp xếp công việc và luôn tự nhủ phải làm việc chăm chỉ.

12. Cách dạy con của người Do Thái: Dạy con chấp nhận rủi ro

Bố mẹ người Do Thái luôn dành câu nói quen thuộc này cho con của mình “Hãy tiến về phía trước”. Ý nghĩa của câu nói này là trẻ phải tự làm mọi việc một mình, luôn phát triển bản thân thay vì giậm chân tại chỗ và tự giành được thành công của riêng mình. Họ luôn cho phép con mạo hiểm bước ra khỏi vùng an toàn, khám phá thế giới và tự xoay sở với vấn đề riêng.

Việc này nhằm giúp trẻ học về sự tự tin, thất bại và chiến thắng. Cha mẹ luôn theo sát con và lưu tâm đến từng hoạt động của trẻ và đưa ra lời khen ngợi, khuyến khích kịp thời. Điều này giúp trẻ kiên trì theo đuổi mục tiêu và sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

Bài viết cùng chủ đề: