Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
111 lượt xem

3 cách giao tiếp ở gia đình có những đứa trẻ ngoan

Trong thực tế, không phải là trẻ không vâng lời, là người lớn và trẻ giao tiếp không đúng cách.

Là cha mẹ, chắc hẳn bạn đã không biết bao nhiêu lần vì con mà tức giận đến “tăng xông”. Buổi sáng đang vội vã ra ngoài, đứa trẻ cứ chậm rãi không chịu mặc quần áo, nhắc mãi như không nghe thấy. Bảo tắt ti vi đi học bài, chúng vẫn nấn ná thêm một thời gian. 11 giờ đêm còn khóc lóc không chịu đi ngủ… Mặc kệ ai nói như thế nào, giải thích ra sao, trẻ vẫn làm theo ý mình.

Nhìn sang con “nhà người ta”, cha mẹ nói gì nghe đó. Tại sao con mình lại cứng đầu đến như vậy? Trong thực tế, không phải là trẻ không vâng lời, là người lớn và trẻ giao tiếp không đúng cách, nếu nói đúng, đứa trẻ sẽ lắng nghe.

Những gia đình có con cái ngoan ngoãn đều có 3 “bí mật” trong giao tiếp với con cái sau đây. Cha mẹ có thể tham khảo để thay đổi:

1. Ngồi xổm xuống và nhìn con

Chẳng hạn một tình huống thế này: Đã sắp tối, bạn vội vã về nhà để nấu ăn, trong khi đứa trẻ vẫn mải mê chơi với cát trong công viên. Tại thời điểm này nếu cha mẹ ở bên cạnh vội vàng thúc giục đứa trẻ: “Chúng ta hãy về nhà sớm”, đứa nhỏ đang vui vẻ sẽ rất khó tiếp nhận, nếu cưỡng ép con càng khiến trẻ phản ứng mạnh mẽ.

Nhưng lúc này nếu cha mẹ ngồi xổm xuống, cùng tầm mắt của đứa trẻ, nhìn vào mắt con, giọng điệu bình tĩnh nói: “Trời đã gần tối, lần sau chúng ta lại chơi nhé, con không đói bụng sao? Về nhà với mẹ!” thì có thể trẻ sẽ dễ dàng chấp nhận lời khuyên của bạn, mọi thứ cũng có thể được giải quyết trơn tru.

Ngồi xổm xuống và nhìn vào mắt của đứa trẻ có thể thu hẹp khoảng cách với tâm trí với con, làm cho con dễ tiếp thu những gì bạn nói.

2. Không dùng từ ngữ đe dọa, ra lệnh

“Không được như vậy!”; “Ngoan ngoãn ngồi yên cho mẹ”… Những lời cứng rắn và mệnh lệnh như vậy tin rằng không ít bậc cha mẹ đã nói với con cái của họ. Nhưng bạn có nghĩ rằng đứa trẻ sẽ thực sự lắng nghe?

Giai đoạn này khả năng tự chủ của đứa trẻ còn kém, vẫn chưa thể khống chế tốt bản thân, khi làm sai chuyện gì có thể hồn nhiên không biết. Một người lớn đột nhiên nổi giận có thể khiến trẻ hoảng sợ, đồng thời cũng không hiểu lời cha mẹ nói có ý gì.

Điều đúng đắn để làm nên là chỉ khiển trách đứa trẻ khi đã cho con biết lý do tại sao: “Thư viện là nơi mọi người đọc sách yên tĩnh, con ở đây ồn ào và chạy nhảy sẽ ảnh hưởng đến những người khác, vì vậy hãy im lặng đi con”.

Nếu cha mẹ chỉ trích bằng ngôn ngữ chung chung có thể làm cho đứa trẻ hiểu sai thông điệp của bạn. Đồng thời giọng điệu nghiêm khắc có thể gây ra sự phản kháng của trẻ.

3. Học cách kiểm soát cảm xúc của bạn

Gặp phải tình huống trẻ không nghe lời, cha mẹ sẽ không khỏi tức giận, càng lúc càng la hét. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi bố mẹ thường xuyên la mắng con sẽ có thể khiến trẻ hung hăng hơn. Việc này cũng khiến trẻ sợ hãi và cảm thấy bất an, từ đó dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực lâu dài. Còn khi bố mẹ bình tĩnh sẽ khiến bé có cảm giác yên tâm và cảm thấy được yêu thương.

Chẳng hạn, khi đứa trẻ một mực không chịu mặc chiếc váy theo yêu cầu của bạn, đừng vội tức giận, hãy bình tĩnh lại để xem có phải chiếc váy quá nhỏ mặc không thoải mái? Có phải nhãn phía sau cổ làm cho đứa trẻ khó chịu không? Hay là bởi vì con muốn một bộ quần áo nào khác?

Nếu người lớn không kiểm soát tốt cảm xúc của mình, đứa trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng và trở thành người nôn nóng, dễ bực bội. Tại thời điểm này, dù bạn có nói bao nhiêu, con cũng không thể tiếp thu.

Thay vì vô thức phản ứng khi bạn tức giận, hãy dành một chút thời gian để “nhìn lại”. Bạn hãy đặt mình vào hoàn cảnh của trẻ khi chứng kiến sự cáu kỉnh và tức giận của bạn, bạn sẽ cảm thấy thế nào? Bằng cách dành ra 1 phút bình tĩnh lại, bạn sẽ dễ dàng thoát khỏi cơn tức giận và làm giảm mức độ nghiêm trọng của những cảm xúc tiêu cực khi phát sinh.

Bài viết cùng chủ đề: