Sự tò mò, khao khát kiến thức là nền tảng để một đứa trẻ yêu thích việc học sau này.
Khi trẻ được 2 tuổi, chúng bắt đầu bước vào giai đoạn rất tò mò và khao khát tìm hiểu thế giới xung quanh. Đối với cha mẹ, việc trẻ tò mò, ham học hỏi là một điều rất tốt. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng hưởng ứng trước việc này, đôi khi họ còn làm con mình mất hứng thú trong việc khám phá những điều mới mẻ.
Trí tò mò có ý nghĩa như thế nào đối với một đứa trẻ?
Chỉ có những đứa trẻ hay tò mò, yêu thích kiến thức mới lạ mới chấp nhận hy sinh thời gian vui chơi để tìm hiểu thứ mình quan tâm. Có một số đứa trẻ sau khi học xong ở trường, chúng sẽ tụ tập với nhau, thảo luận một cách nhiệt tình về một chủ đề nào đó đến mức say mê quên cả ăn. Điều này thể hiện sự khao khát kiến thức của trẻ.
Ngược lại, những đứa trẻ không thích sự tò mò, khi gặp vấn đề nào đó thay vì tìm câu trả lời, chúng sẽ nghĩ xem mình nên ăn gì, chơi gì.
Vì thế, khi thấy con mình khao khát kiến thức, có nghĩa trẻ có năng khiếu về học tập, nếu bị cha mẹ kìm hãm sẽ vô tình “bóp chết” tài năng của trẻ.
Những hành vi của cha mẹ “bóp nghẹt” sự tò mò của con cái
Trên thực tế, có một số hành vi của cha mẹ kìm hãm sự ham học hỏi của con mình. Phần lớn cha mẹ không cố ý làm vậy nhưng đôi khi có thể vô tình gây ra.
1. Đáp ứng mọi sở thích của con một cách nhanh chóng
Trường hợp này chỉ xảy ra với những bậc cha mẹ quá lo lắng về việc học của con mình. Ví dụ khi thấy con mình tỏ ra thích thú với đàn, họ nhanh chóng mua ngay một cây đàn piano, đăng ký lớp học thêm và tưởng tượng rằng con mình sẽ trở thành thiên tài piano.
Một khi cha mẹ nhận ra con cái quan tâm đến một lĩnh vực nào đó, họ sẽ làm mọi cách để cung cấp những nguồn lực tốt nhất cho con mình. Thế nhưng, điều này cũng tạo thêm áp lực cho đứa trẻ, hiệu quả đạt được không như kỳ vọng của cha mẹ.
Nếu trẻ muốn học các môn như piano, tiếng Anh, hội họa,… cha mẹ chỉ có thể đáp ứng yêu cầu của trẻ khi chúng tỏ ra mình là người khao khát muốn học cho bằng được. Điều này sẽ khiến trẻ trân trọng khi có cơ hội được học. Ngược lại, nếu mong muốn của trẻ dễ dàng được cha mẹ đáp ứng, trẻ có thể nhanh chóng chán nản.
2. Thiếu kiên nhẫn trước những câu hỏi của trẻ
Việc cha mẹ thiếu kiên nhẫn với con cái là điều thường thấy xảy ra ở mọi gia đình. Với một số cha mẹ, khi trả lời câu hỏi của con cái, họ trả lời một cách hời hợt cho có. Trẻ cảm nhận cha mẹ không có thái độ tích cực khi giải thích cho mình hiểu.
Khi cha mẹ tức giận, nóng nảy trước các câu hỏi của con cái, chúng sẽ tỏ ra sợ hãi không dám thể hiện sự ham học hỏi của mình nữa.
3. Ngăn chặn những hành vi mang tính khám phá của trẻ
Những hành vi mang tính khám phá của trẻ bao gồm việc tháo dỡ đồ chơi, quan sát các sự vật trong thiên nhiên một cách say mê… Một số cha mẹ buộc tội trẻ khi làm bẩn quần áo chỉ vì chúng nằm dưới đất để quan sát một đàn kiến di chuyển.
Nếu trẻ bị chỉ trích trong thời gian dài khi khám phá những điều mới mẻ, chúng sẽ dần dần không còn hứng thú với thế giới xung quanh nữa.
Cha mẹ nên làm gì để bảo vệ sự tò mò của trẻ?
Trước sự tò mò của con cái, cha mẹ nên đối xử một cách thận trọng, cho trẻ nhiều không gian tự do để khám phá hơn.
– Cho trẻ em không gian để suy nghĩ và khám phá
Nếu cha mẹ không muốn con mình bị thương hoặc gây rắc rối không cần thiết trong khi khám phá, hãy đặt ra các quy tắc.
Ví dụ, “con không được đứng giữa đường quan sát xe cộ”, “con không được tùy tiện nhấn hết các nút trong thang máy đang hoạt động”, “con không được tháo rời các thiết bị điện tử của bố mẹ khi chưa được phép”…
Trẻ em rất tò mò và khao khát kiến thức, cha mẹ có thể cung cấp sách, công cụ tìm kiếm, đồ chơi có thể tháo rời… để thỏa mãn cơn khát kiến thức của trẻ.
– Hãy kiên nhẫn với các câu hỏi của trẻ
Nguyên nhân khiến cha mẹ tức giận khi con đặt câu hỏi có thể là do con hỏi không đúng lúc, chẳng hạn khi cha mẹ đang làm việc nhà hoặc bận nói chuyện điện thoại. Những lúc như vậy, cha mẹ thường không kiên nhẫn trả lời các thắc mắc của con.
Nếu là lúc không thích hợp để giải đáp thắc mắc của con cái, cha mẹ nên dừng lại vài giây để nói rõ cho con hiểu và yêu cầu con đợi vài phút. Phần lớn trẻ sẽ hiểu được hoàn cảnh lúc đó của cha mẹ không cho phép, miễn là cha mẹ vẫn kiên nhẫn trả lời của trẻ.
Tóm lại, cha mẹ cũng nên thiết lập các quy tắc để ngăn chặn con cái làm những điều nguy hiểm và có hại cho bản thân hoặc người khác. Đồng thời, đừng lên kế hoạch học tập quá khắt khe, để con bị áp bức đến mức mất đi tính tò mò, sự ham hiểu biết.
- 3 quy tắc “vàng” giúp bạn có nhiều hơn một nguồn thu nhập
- “Cao thủ” trèo cau ở miền Tây, thoắt cái đã leo tới ngọn, kiếm 4 triệu đồng/ngày
- Thái Nguyên: Từ bỏ nghề cơ khí về nuôi gà ta cho chạy nhảy trên đồi, anh nông dân 8x lãi 200 triệu/năm
- Bao giờ mẹ mới hết khổ con ơi?
- Sự khác nhau giữa trẻ "chưa bao giờ bị đánh" và trẻ "thường xuyên bị đánh" khi lớn lên