Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
131 lượt xem

3 khác biệt ở trẻ có mẹ đi làm và mẹ ở nhà nội trợ, chưa đến 10 năm chênh lệch đã rõ ràng

Người phụ nữ sẽ phải đối mặt với việc kết hôn và sinh con trong vòng vài năm sau khi đi làm, và vấn đề không thể tránh khỏi sau khi làm mẹ là việc học hành của con cái.

Nếu muốn song hành những năm đầu đời cùng con, các bà mẹ phải tạm thời từ bỏ công việc của mình. Cần rất nhiều can đảm để trở thành một bà mẹ toàn thời gian. Một số người rất dễ bị xa rời xã hội trong quá trình này, nhưng để đồng hành cùng con thì các bà mẹ sẵn sàng trả giá cho sự nghiệp riêng của mình.

Bà mẹ đi làm và bà mẹ nội trợ có những tác động khác nhau đối với trẻ. Một số phụ huynh chưa nhận ra điều đó, nhưng một số nhà giáo dục có kinh nghiệm hơn, chẳng hạn như giáo viên mầm no, có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa hai điều này.

Nhìn chung có hai kiểu bà mẹ toàn thời gian, một là người mẹ chọn trở thành nội trợ ngay từ đầu, hai là họ có trình độ học vấn cao và phát triển tốt ở nơi làm việc, nhưng họ phải trở thành bà mẹ toàn thời gian vì những lý do thiết thực.

Theo một giáo viên mầm non giàu kinh nghiệm, tác động của bà mẹ nội trợ và bà mẹ đi làm lên trẻ có thể rất khác nhau. Còn về lý do tại sao lại nói như vậy thì còn tùy thuộc vào tình trạng gia đình và ảnh hưởng xã hội của chính những bậc cha mẹ này.

1. Sự tự tin của trẻ

Người mẹ có công việc riêng và bận rộn hàng ngày, họ khó có thời gian gần gũi và chia sẻ với các vấn đề cùng con. Trong một gia đình như vậy, con cái có thể hiểu biết rõ ràng hơn về thực tế cuộc sống và học tập, việc học tập có ý nghĩa rất lớn đối với chúng. Trẻ thấy cha mẹ luôn phấn đấu để hoàn thiện hơn, thái độ nghiêm túc trong công việc cũng sẽ ảnh hưởng đến thái độ học tập của con.

Những người mẹ toàn thời gian có thể gặp bất lợi vì địa vị của họ trong gia đình. Họ sẽ dành nhiều thời gian hơn cho con hàng ngày và có thể quan tâm nhiều hơn đến quần áo, thức ăn, nhà ở và phương tiện đi lại của trẻ. Họ có thể cùng con đi chơi vào cuối tuần, và luôn ở cạnh bên con. Nhìn về tương lai xa, đứa trẻ ít nhiều phụ thuộc vào mẹ. Ngoài ra, vì các bà mẹ toàn thời gian dành hết tâm sức cho gia đình, họ phải giúp đỡ gia đình tiết kiệm tiền và giảm chi phí vào ngày thường nên họ thường không mấy mặn mà với việc ăn mặc, điều này thực sự sẽ ảnh hưởng đến con cái của họ. Trẻ sẽ cảm thấy rằng mẹ không thích ăn mặc, và cảm thấy tự ti khi nhìn mẹ của những đứa trẻ khác.

2. Mẹ đi làm, trẻ sẵn sàng giúp đỡ người khác hơn

Có một vấn đề là các bà mẹ ở nhà thiệt thòi hơn bởi ai cũng nghĩ họ chẳng cần giúp việc gì. Trong khi mẹ đi làm thì mọi việc trong nhà đều được chia sẻ. Ai cũng hiểu rằng tất cá đều đóng góp và cùng nhau xắn tay vào làm việc nhà. Một điểm lợi khác là các bé trai khi lớn lên sẽ nhìn vào tấm gương của bố để noi theo mà không suy nghĩ độc đoán là đàn bà chỉ nên lo chuyện nội trợ. Con gái cũng sẽ theo gương của mẹ, lớn lên với sự tự tin là phụ nữ có thể vừa có gia đình hạnh phúc mà vẫn giữ được công việc và vị thế của mình ngoài xã hội.

3. Trẻ độc lập hơn khi có mẹ đi làm

Trong gia đình có mẹ ở nhà toàn thời gian, con cái, nhất là con gái lớn lên thường rất thụ động. Nhiều bé còn suy nghĩ, không cần phải cố gắng nhiều vì về sau đã có chồng, người chủ gia đình, lo lắng mọi chuyện. Sự ỷ lại đó vô cùng có hại cho chính bản thân các em, vô tình cản trở ý chí hành động vì sự nghiệp sau này. Những bé chỉ quanh quẩn với mẹ trong nhà thường ít bạo dạn, sự hội nhập với thế giới bên ngoài cũng hạn chế hơn so với những bé có mẹ đi làm. Còn với những bà mẹ bận rộn bên ngoài thì trẻ sẽ phải tự chơi, tự làm những việc cá nhân, cởi mở hơn với những người khác. Các bé gái sẽ hiểu rằng phụ nữ cũng cần có con đường riêng, các bé trai sẽ nhìn tấm gương của bố để tham gia vào các công việc gia đình.

Trên thực tế, để trở thành một bà mẹ toàn thời gian cần một sự can đảm nhất định và điều đó cũng đáng được trân trọng. Nên biết rằng một bà mẹ toàn thời gian không có nhiều thời gian cá nhân cho bản thân, mà dành phần lớn thời gian của mình cho việc gia đình.

Bài viết cùng chủ đề: