Một đứa trẻ có tính tự ti, rất có thể là do sự nuôi dạy sai cách của cha mẹ mà hình thành.
Một nghiên cứu của Đại học Harvard từng chỉ ra, không phải IQ, chính sự tự tin và sự tò mò mới là 2 yếu tố then chốt giúp một đứa trẻ đạt được những thành công khi trưởng thành. Quả thật, sự tự tin đóng vai trò rất quan trọng. Dù bạn tài giỏi đến mấy nhưng lúc nào cũng tự ti, có lòng tự trọng thấp, không dám thể hiện mình thì khó lòng mà đạt được thành công.
Giáo sư Lý Mai Cẩn, một chuyên gia rất nổi tiếng trong lĩnh vực giáo dục trẻ từng nói rằng: “Vấn đề của trẻ em thường là do người lớn gây ra”. Một đứa trẻ có tính tự ti, rất có thể là do sự nuôi dạy sai cách của cha mẹ mà hình thành. Theo nữ giáo sư, đằng sau những đứa trẻ tự ti thường là 3 kiểu cha mẹ này:
1. Những cha mẹ cố tình hạ thấp con: “Hãy nhìn những đứa trẻ khác, con thật kém cỏi…”
Giáo sư Lý Mai Cẩn từng đề cập trong một bài phát biểu: “Tôi không sợ con không đủ tốt, tôi sợ con nghĩ rằng: ‘Mình thật kém cỏi’. Sau khi tiến hành một cuộc khảo sát tâm lý khoảng 1.000 trẻ em, nữ giáo sư phát hiện một sự thật đáng kinh ngạc: Những đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ coi thường, mắng mỏ rất có thể mắc các khiếm khuyết về nhân cách. 25,7% trong số đó có thể mắc chứng “lòng tự trọng thấp và trầm cảm”.
Tuy nhiên, trong cuộc sống, một số bậc cha mẹ không hiểu được điều này, quen “thúc” con tiến bộ bằng cách nói lời coi thường, để con không kiêu ngạo.
Trong chương trình “Thiếu niên nói” bản Trung Quốc, một nữ sinh từng chia sẻ về trải nghiệm đáng buồn của mình. Từ nhỏ, điều em nghe nhiều nhất chính là những lời “khiêu khích” của mẹ.
Để khuyến khích con gái học tập chăm chỉ, người mẹ thường hạ thấp cô bé trước mặt em trai: “Sau này đừng giống như chị con, cái gì cũng học không xong, không làm được gì ra hồn”. Khi nữ sinh này thi trượt, người mẹ liền gọi điện mắng mỏ: “Con không cần đi học nữa cũng được”.
Người mẹ cũng không thích con ăn mặc điệu đà, hễ thấy cô bé mua váy đẹp liền “đả kích”: “Nhìn con xem, đẹp ở chỗ nào? Trông vừa xấu, vừa rẻ tiền, trẻ con”.
Trước những lời tâm sự của con, người mẹ liên tục giải thích rằng, mình chỉ muốn con tốt hơn nên đã áp dụng “biện pháp khiêu khích” sắc bén. Tuy nhiên nữ sinh này không chấp nhận được điều đó. Bởi vì những lời sắc lẹm như dao của mẹ đã khiến em bị tổn thương, luôn nghi ngờ chính bản thân mình.
Giáo sư Lý Mai Cẩn cho biết: “Đôi khi trẻ thất bại trong học tập và đã rất chán nản. Chúng ta không được đánh vào lòng tự trọng của trẻ nữa. Thay vào đó, chúng ta phải tìm những ưu điểm khác để khuyến khích trẻ, giúp trẻ tìm thấy lòng tự trọng”.
Cha mẹ thông minh biết cách tìm ra điểm sáng riêng của con, thay vì keo kiệt lời khen và cố hạ thấp lòng tự trọng của con.
2. Cha mẹ kể lể, khiến con áp lực: “Vì con, cha mẹ vất vả cả đời…”
Nhìn con lớn lên từng ngày, thay vì cổ vũ, khích lệ thì nhiều cha mẹ lại tạo thêm áp lực và gánh nặng, cố gắng kiểm soát con về mặt tinh thần bằng những câu nói: “Bố mẹ đã làm tất cả những điều này vì con”, hay “Con là niềm hy vọng cả đời của bố mẹ”.
Những câu nói lặp đi lặp lại hàng ngày chỉ khiến đứa trẻ “cảm thấy có lỗi” và “tự trách mình”. Cha mẹ nghĩ rằng, chỉ bằng cách này mới khiến trẻ ngoan ngoãn và hiểu chuyện, nhưng thực chất chỉ khiến trẻ trở nên kém cỏi.
Cậu bé Tiểu Văn (Trung Quốc) là học sinh đứng đầu lớp. Trong mắt giáo viên, Tiểu Văn là đứa trẻ học rất giỏi nhưng có tính cách kỳ quặc, ít nói và rất hướng nội. Lúc đầu giáo viên nghĩ rằng đây là tính cách bẩm sinh của Tiểu Văn, cho đến khi biết sự thật. Hóa ra, nam sinh này mắc chứng “rối loạn lo âu” nặng, không phải cậu bé không muốn nói mà là không dám nói.
Ngày nào mẹ của Tiểu Văn cũng nhắc đi nhắc lại: “Bây giờ mẹ sống vì con, và mọi việc mẹ làm đều vì con”. Tiểu Văn mất ngủ, lo lắng và tự trách bản thân. Em tâm sự với giáo viên: “Em không dám làm gì cả, em không thể làm tốt điều gì, em rất ghét bản thân mình”.
Kiểu của mẹ Tiểu Văn được gọi là “tống tiền cảm xúc”. Nhà tâm lý học nổi tiếng Susan Forward Donna từng nói về điều này: “Những người chúng ta quan tâm nhất, có mối quan hệ huyết thống mạnh mẽ nhất và tương tác thường xuyên nhất, là những người nguy hiểm nhất đối với chúng ta”.
Cha mẹ càng “tống tiền cảm xúc” con thì đứa trẻ càng có gánh nặng tâm lý lớn. Trẻ nhận hết lỗi lầm về mình, mặc cảm, tự ti bám lấy trẻ như những cành dây leo.
3. Cha mẹ kể nghèo: “Nhà mình không có tiền”
Đối với nhiều bậc cha mẹ, việc nói với con “ở nhà thiếu tiền” có thể khiến con học được cách tiết kiệm. Nhưng việc thổi phồng quá mức “nhà mình rất nghèo” có thể khiến trẻ bị tự ti, luôn cảm thấy thiếu thốn. Lâu dần những cảm xúc này làm trẻ luôn cảm thấy bản thân kém cỏi so với những đứa trẻ khác.
“Không dư dả” và “nghèo” là 2 khái niệm khác biệt. Khi cha mẹ cứ nhắc đi nhắc lại “nhà mình nghèo lắm”, “nhà mình rất nghèo” sẽ chỉ khiến đứa trẻ cảm thấy bức bách về tinh thần. Giống như một cư dân mạng từng chia sẻ về câu chuyện thật của mình: “Bố mẹ tôi luôn nhắc về cái nghèo. Tôi lớn lên trong sự tự ti, không biết ăn diện, không muốn tiêu tiền mua đồ cho bản thân, chỉ biết chịu đựng sự bắt nạt”.
Sự tự tin của trẻ không phải bẩm sinh mà được hình thành nhờ cách giáo dục của cha mẹ. Đó là việc mang đến cho trẻ cảm giác thỏa mãn về tinh thần, dạy trẻ “làm việc chăm chỉ dù khó khăn đến đâu” và luôn là tấm gương tinh thần dạy trẻ đối mặt với cuộc sống.
- Nguyên nhân khiến xe ô tô bị bồng bềnh và cách khắc phục
- Cho anh chị ở nhờ nhà 10 năm không thu t:iền, đến khi đò:i nhà lại anh chị bảo “Hay cho anh chị ở đến hết đời đi”
- Những chiêu cực kỳ đơn giản khiến ‘cơm nguội trên giường’ biến thành tiệc yêu 5 sao ngay lập tức
- Thả 6.000 con cá lóc trong vèo, sau gần 4 tháng nuôi nông dân Sóc Trăng bắt được hàng tấn, bán lãi 60 triệu đồng
- Lứa t.uổi nào đạt đỉnh cao trong chuyện ấy: Câu trả lời sẽ khiến nam giới ‘vội vã’ hơn