Nhiều trẻ nhỏ có những biểu hiện của “thông minh giả”, khiến phụ huynh lầm tưởng.
Thông thường cha mẹ thấy con đạt điểm số cao khi kiểm tra, giải quyết bài tập về nhà nhanh chóng đều cho rằng con có chỉ số IQ cao. Trên thực tế, trẻ có thông minh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không chỉ đơn thuần nằm ở điểm số.
Trong một buổi hội thảo, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Thanh Hoa, ông Chen Jining thẳng thắn chỉ ra những kiểu trẻ em “thông minh giả” khi còn nhỏ, lớn lên sẽ không có triển vọng nếu không được điều chỉnh kịp thời. Là cha mẹ, bạn phải giúp con mình sửa chữa những sai lầm và đừng nghĩ rằng đó là điều hạnh phúc. Một số sự “thông minh giả” sẽ làm trì hoãn sự phát triển lành mạnh của trẻ.
1. Những đứa trẻ khéo léo, biết tận dụng
Khi chơi với những đứa trẻ khác, một số trẻ luôn tìm cách để bản thân có lợi hơn một chút. Và trẻ cũng luôn hành xử khéo léo, tuyệt đối không chịu thua kém bạn. Người lớn thường nhận xét vui rằng đây là những đứa trẻ quá thông minh, biết tính toán ngay khi còn nhỏ. Tuy nhiên, đây là tính “khôn lỏi”.
Trên thực tế, những đứa trẻ như vậy dường như có chỉ số IQ cao, luôn thích giành lấy những thứ không thuộc về mình. Sự thông minh này gây hại nhiều hơn là có lợi. Vì trẻ sẽ cố gắng dùng mọi cách để đoạt lấy những điều mình mong muốn. Khi lớn lên, vô tình trẻ sẽ hình thành tính cách xấu và dễ đánh mất bản thân. Tính cách không chịu thua thiệt cũng khiến trẻ mất đi những mối quan hệ tốt đẹp.
2. Luôn thích lợi dụng người khác
Một số trẻ lại có khả năng hoạt ngôn, giỏi ăn nói, luôn tìm cách lợi dụng lòng tốt của người khác. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng đây là biểu hiện của trí tuệ thông minh. Họ cho rằng trẻ có khả năng làm lãnh đạo trong tương lai, chắc chắn không bao giờ phải chịu thiệt thòi.
Cha mẹ không nên nghĩ rằng thành tích của trẻ chính là lợi thế duy nhất. Cha mẹ cũng không nên cho rằng lợi dụng người khác trong mọi việc và muốn giải quyết vấn đề một cách minh bạch, công bằng là một hành động không thông minh.
Những đứa trẻ thích lợi dụng người khác thường thiếu tập trung khi làm việc vì chúng dành thời gian để nghĩ cách đem lại lợi ích lớn nhất cho mình. Đây là suy nghĩ và hành động xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống sau này. Vì vậy, nếu cha mẹ thấy con có tính cách này cần chấn chỉnh kịp thời.
3. Trẻ có điểm số tốt nhưng trí tuệ cảm xúc thấp
Nhiều cha mẹ tự hào khi thấy con học giỏi từ nhỏ, điểm số luôn đứng nhất lớp. Tuy nhiên, ngoài điểm số cao thì những đứa trẻ ấy lại không hiểu về thế giới bên ngoài. Chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ) của trẻ cũng thấp. Sự phát triển sau này của trẻ rất đáng lo ngại nếu không được uốn nắn kịp thời.
Trong xã hội phức tạp, nếu trẻ không biết cách duy trì mối quan hệ giữa cá nhân với nhau, không biết giao tiếp, ứng xử sẽ khó có vị thế vững chắc.
Các bậc cha mẹ đều mong con mình có trí tuệ thông minh. Đây là điều kiện bẩm sinh quan trọng nhưng phương pháp giáo dục còn quan trọng hơn. Trẻ có trở thành một người tử tế, có ích cho xã hội, thành công trong sự nghiệp hay không đều phụ thuộc vào cách nuôi dạy ngay từ khi còn nhỏ.
Đối với 3 biểu hiện “thông minh giả” của trẻ tưởng chừng sẽ thông minh, thành đạt nhưng đa phần khó trở thành nhân tài trong tương lai. Vì thế, các bậc phụ huynh không nên vui mừng quá sớm. Với một bộ não thông minh, cha mẹ hoàn toàn có thể kết hợp với phương pháp giáo dục khoa học, đúng đắn để giúp trẻ có tương lai tươi sáng, tránh việc đi lệch hướng.
- Bác sĩ tiết lộ tần suất làm ‘chuyện ấy’ tốt nhất cho từng độ tuổi
- Bố mẹ cho em gái đất 12 tỷ, chỉ cho tôi căn nhà 3 tỷ ở quê
- 4 thời điểm nếu cha mẹ không để trẻ tự lập, lớn lên chúnɡ ѕẽ trở thành một kẻ chỉ biết ăn bám
- Orlando Shelter Dog Called ‘Ugly’ by Potential Adopters Finds Home Where She Is ‘Cherished’
- 20 nguyên tắc ứng xử của người đàn bà khôn ngoan