Khi con tập nói, cả nhà rộn tiếng cười, cũng là lúc cha mẹ hạnh phúc nhất vì con quá dễ thương.
Các mẹ có nhớ lần đầu con gọi ma ma hay ba ba không, lúc đó trái tim cha mẹ như tan chảy bởi con quá dễ thương. Tuy nhiên cũng có một số mẹ phát rầu vì con chậm nói hoặc không chịu nói, còn lầm lì cả ngày, chẳng vui vẻ nói cười như con nhà người ta. Có thể do tính cách của bé hoặc có thể cha mẹ chưa hướng dẫn con, khai trí cho con đủ. Muốn con trở thành đứa trẻ hoạt ngôn, đáng yêu, cha mẹ áp dụng thử 4 cách dạy con nói chuyện dễ thương và hay cười xem sao, rất đơn giản và có thể làm thường xuyên cùng con đó.
Trò chuyện cùng con nhiều hơn
Khi con bắt đầu tập nói, cha mẹ phải tăng cường sự giao tiếp, dành thời gian ở bên con và trò chuyện cùng con nhiều hơn. Bằng cách cha mẹ nói chuyện với con, con sẽ bắt chước theo các phát âm của cha mẹ và bập bõm nói theo. Ban đầu sẽ là những từ đơn, từ ghép, dần dần sẽ là những câu đơn ghép nhiều từ.
Giai đoạn này cực kỳ quan trọng để dạy bé thành đứa trẻ nói chuyện dễ thương thông qua cách nói chuyện, cách gọi nhau của các thành viên trong gia đình. Khi cha mẹ nói chuyện hòa nhã, vui vẻ, gọi nhau bằng những danh xưng theo vị trí của bé ví dụ gọi nhau là “ba ơi, mẹ ơi” thì con sẽ nhanh học theo và bắt chước ngữ điệu nhẹ nhàng y như cha mẹ.
Nếu trong gia đình khi trò chuyện luôn giữ không khí vui vẻ, cha mẹ hay cười thì con cũng sẽ rất dễ cười, tính tình hoạt bát, lanh lợi. Ngược lại nếu trong lúc con học nói mà cha mẹ thường xuyên cự cãi, nói chuyện lớn tiếng, cộc cằn thì con cũng sẽ bắt chước học theo.
Dạy trẻ cách thể hiện cảm xúc bằng lời
Khi chưa biết nói thì con chỉ có thể bộc lộ cảm xúc qua tiếng khóc, chỉ trỏ, thậm chí là cào cấu, nắm tóc của mẹ hoặc quăng vứt đồ đạc. Khi con biết nói thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn khi cha mẹ dạy con những từ ngữ thể hiện cảm xúc như con buồn, con đói, con đau…
Tất nhiên để con hiểu và diễn đạt đúng theo cảm xúc thì cần kiên nhẫn vì khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ là một quá trình đòi hỏi thời gian luyện tập lâu dài. Cha mẹ nên ưu tiên diễn đạt những cảm xúc vui vẻ, cười đùa trước mặt con sẽ khiến trẻ cũng ảnh hưởng ít nhiều sự vui vẻ của cha mẹ.
Kể một câu chuyện
Để dạy con nhiều từ ngữ hơn cũng như cách diễn đạt cảm xúc khi nói chuyện, cha mẹ có thể kể chuyện cho con nghe và cho con tương tác cùng. Cha mẹ có thể rèn luyện kỹ năng tổ chức ngôn ngữ của con bằng cách kể chuyện khi con học nói.
Cha mẹ có thể thêm một số động tác cơ thể và biểu cảm phóng đại để thu hút sự chú ý lắng nghe của con. Một khi con cảm thấy thích thú thì việc bắt chước và học theo rất nhanh. Mỗi ngày dành thời gian kể chuyện cho con nghe, con sẽ nói nhanh hơn các bạn cùng trang lứa. Thậm chí con còn có thể nói rất tốt, vốn từ phong phú và biểu cảm đặc sắc.
Xem phim hoạt hình
Đừng coi thường việc cho con xem phim hoạt hình, nhất là ở những đứa trẻ ít nói vì có thể khai thông ngôn ngữ cho con. Khi con nghe được âm thanh trong phim hoạt hình, con sẽ có ý định bắt chước theo hoặc nói theo như một thói quen.
Ở những bé thông minh, con sẽ học theo cực kỳ nhanh, thậm chí có thể thuộc luôn các tình tiết phim. Với cách này, theo thời gian, trẻ sẽ học nói từ các nhân vật hoạt hình, tín hiệu cho thấy cha mẹ thành công là con bi bô nói theo khi xem phim hoặc chăm chú lắng nghe.
Việc trẻ chuyển từ học nói sang giai đoạn nói chuyện dễ thương, trở thành đứa trẻ hay cười nói là cả một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn của cha mẹ, nhất là những bé sinh ra đã ít nói, lầm lì hoặc khá chậm so với tuổi. Chỉ cần cha mẹ dành nhiều thời gian cho con, dành cả tấm lòng yêu thương dạy dỗ con, tin rằng con sẽ sớm trở thành đứa trẻ hoạt ngôn, lanh lợi trong mắt mọi người.
- Vụ ô tô rơi khỏi cầu Ka Long: Đường trơn, xe phóng nhanh
- Dozens of suffering animals in poor conditions in Hardeman County surrendered
- Nuôi gà công nghệ cao, một nông dân Quảng Nam lãi hơn 2 tỷ/năm
- Xe ôtô bị lệch vô lăng không nên xem thường
- Hà Nội: Triển khai nhiều giải pháp đảm bảo thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành