Các nghiên cứu khoa học đã khẳng định rằng: Phụ nữ sau sinh (dù đẻ thường hay đẻ mổ) cũng cần tối thiểu 1 tháng để cơ thể hồi phục trở lại. Đây là giai đoạn “mềm yếu” nhất trong cuộc đời của chị em.
Những ai chủ quan không chịu “kiêng khem” thì sau đó sẽ nhận thấy hậu quả ngay lập tức. Có người phải cắt tử cung, có người đau nhức xương cốt không đi nổi, có người bị đi tiểu són cả ngày….Mấy chuyện này chúng ta cứ hỏi các bà, các mẹ mình thì chắc chắn là ai cũng biết rõ mồm một.
Theo lời khuyên của bác sĩ, tối thiểu trong 1 tháng sau sinh, mọi hoạt động của mẹ chỉ nên xoay quanh việc ăn uống, vệ sinh cá nhân và nghỉ ngơi. Đôi khi, các mẹ cảm thấy mình khỏe khoắn nên muốn “xông pha” việc nhà, cũng có người vì “ngại ngùng” với mẹ chồng mà không dám để chân tay không….Tóm lại, vì bất cứ lí do gì thì đây cũng là việc làm cực kì sai lầm. Nhiều chị đang tự tàn phá sức khỏe của mình mà vẫn không biết!
1. Giặt quần áo
Mẹ sau sinh thường muốn giặt quần áo cho mình và đặc biệt là quần áo của con. Tuy nhiên, giặt quần áo sẽ phải ngồi cúi người rất lâu, chị nào ngồi xổm thì càng tệ hại hơn. Tư thế này không chỉ tạo áp lực lớn lên xương sống, khiến mẹ dễ đau lưng kinh niên. Thậm chí, nó còn tạo lực đẩy mạnh xuống vùng bụng dưới và sàn chậu, làm cho nội tạng bị sa xuống (sa sinh dục) do lúc này các dây chằng đang bị giãn ra quá mức.
Chú ý: Sa sinh dục ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và thẩm mĩ của phái đẹp, cái này cực khó để khắc phục nên tốt nhất là chị em hãy chủ động phòng tránh nhé!
2. Đi chợ
Việc đi chợ tưởng như rất nhẹ nhàng nhưng lại ẩn chứ những nguy cơ đáng sợ đối với phụ nữ sau sinh. Kể cả bác sĩ và các cụ xưa cũng đều khuyên mẹ vừa đẻ xong không nên ra gió, đến chỗ đông người và nói quá nhiều.
Dù là đi lại bằng xe máy hay đi bộ cũng đều khiến cho chị em mệt mỏi, đau nhức khắp người. Ai không che chắn cẩn thận còn có thể bị lạnh, dẫn đến cảm gió, ngất xỉu (vì lúc này sức khỏe của phụ nữ đang rất yếu) vô cùng nguy hiểm.
3. Đứng nấu cơm
Sau khi sinh, đặc biệt là trong tháng đầu tiên, sức khỏe và cơ quan nhạy cảm của mẹ chưa thể hồi phục lại. Đứng quá lâu sẽ khiến toàn thân tê mỏi, làm tăng nguy cơ đau lưng, vai và gáy. Nếu thường xuyên phải đứng lâu mẹ sẽ rất khó phục hồi, lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi căng thẳng.
Hãy cố gắng nhờ sự giúp đỡ của người thân để được nghỉ ngơi đầy đủ, không đứng liên tục quá 30 phút các mẹ nhé!
4. Quét nhà, hút bụi
Nhiều mẹ sau sinh thường chủ quan là “mình rất khỏe” nên đã vội vã làm việc nhà và mang vác những vật nặng nhọc. Các mẹ không biết rằng, đây chính là lí do khiến mình bị đau lưng đến mức không đứng cũng chẳng ngồi được.
Muốn quét nhà hay hút bụi thì các mẹ bắt buộc phải khom lưng. Đây là một trong những tư thế cấm kỵ đối với người có thể trạng yếu như phụ nữ sau sinh (và kể cả những người có tiền sử đau lưng, đau cột sống).
Vấn đề là trong sinh hoạt hàng ngày, có vô số việc bắt buộc mẹ phải khom lưng như thay tã cho bé này, cúi xuống nhặt đồ, cúi xuống bế em bé, tắm cho con,… Cách tốt nhất là mẹ hãy luôn ý thức về việc này để cố gắng giữ lưng thẳng và hạ hông từ từ xuống thay vì cúi người.
Chẳng hạn, khi muốn cúi xuống bế em bé, thay vì khom lưng, hãy giữ lưng thật thẳng, chùng gối và hạ hông xuống bế bé rồi nâng hông lên. Còn khi phải thay tã cho bé, hãy ngồi trên giường, chân mở rộng hoặc duỗi ra và giữ thẳng lưng – tư thế này giúp mẹ ngồi được thẳng mà không hề bị cản trở hay khó khăn trong việc thay tã.
- Bố mẹ không muốn con là THIÊN TÀI: Chỉ muốn con là đứa trẻ bình thường, khỏe mạnh và hạnh phúc.
- "Ngày ấy – bây giờ" của những nữ danh ca Sài Gòn
- Ham giàu nhanh, nhà đầu tư tay ngang "ôm đất như ôm 𝐛𝐨𝐦"
- Vì sao nhiều người lùng mua nhà đất không sổ đỏ?
- “Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ”: 3 bí mật mua đất sinh lộc của người xưa, cứ ở là giàu