Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
126 lượt xem

4 yếu tố "ảnh hưởng" đến việc sinh con trai hay gái

Các nghiên cứu chỉ ra tuổi tác, thói quen sinh hoạt, trạng thái tinh thần và môi trường sống có thể ảnh hưởng đến việc người mẹ sẽ sinh con trai hay con gái.

Tuổi tác

Các nghiên cứu chỉ ra, số lượng tinh trùng của nam giới giảm dần theo tuổi tác. Người bố càng có tuổi, khả năng sinh con gái càng cao. Tương tự, người mẹ càng lớn tuổi, lượng kiềm tiết trong tử cung sẽ giảm dần do ảnh hưởng của quá trình lão hóa, do đó, cơ hội sinh con gái cũng tăng lên đáng kể. Vì vậy, các cặp vợ chồng tuổi tác lớn thường sinh con gái hơn so với các cặp vợ chồng trẻ.

Một nghiên cứu của Anh cho thấy, một cặp vợ chồng cứ tăng 5 tuổi thì khả năng sinh con gái sẽ tăng thêm 1%. Nam giới từ 25-29 tuổi sinh con trai nhiều hơn con gái, trong khi nam giới trên 29 tuổi sinh con gái nhiều hơn con trai.

Hút thuốc

Các nhà khoa học Nhật Bản và Đan Mạch đã chỉ ra, những cặp vợ chồng hút thuốc trước và sau khi thụ thai thường ít có khả năng sinh con trai hơn. Nếu người bố hút hơn 20 điếu thuốc mỗi ngày và người mẹ không hút thuốc, xác suất sinh con gái cao hơn nhiều so với con trai. Nếu cả hai vợ chồng cùng hút thuốc, khả năng sinh con trai sẽ càng thấp.

Trạng thái tinh thần

Nghiên cứu đăng trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (PNAS) cho thấy, những phụ nữ bị căng thẳng về thể chất và tinh thần trong thời kỳ chuẩn bị mang thai ít có khả năng sinh con trai hơn.

Nghiên cứu được tiến hành trên 187 phụ nữ mang thai khỏe mạnh, độ tuổi từ 18 đến 45 tuổi. Trong số đó, khoảng 66,8% phụ nữ mang thai có tinh thần thoải mái, không căng thẳng, trong khi 17,1% được coi là có căng thẳng tâm lý, chẳng hạn như lo lắng, trầm cảm; khoảng 16% số người được coi là căng thẳng ở mức độ thể chất. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những phụ nữ ở hai nhóm sau sinh nhiều con gái hơn so với nhóm đầu.

Các nhà nghiên cứu ước tính có khoảng 30% phụ nữ mang thai, trước đó đã gặp căng thẳng trong công việc hoặc căng thẳng tâm lý, liên quan đến trầm cảm và lo âu. Căng thẳng này có liên quan đến nguy cơ cao sinh non và tỷ lệ tử vong lẫn bệnh tật ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, con của họ có thể gặp các vấn đề về hệ thần kinh trung ương, chẳng hạn như chậm phát triển.

Chất gây ô nhiễm môi trường

Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học tại Đại học Chicago, Mỹ đã kiểm tra dữ liệu hồ sơ y tế dựa trên các yếu tố như chỉ số chất lượng môi trường, nhiệt độ… của 150 triệu người Mỹ trong 8 năm và 9 triệu người Thụy Điển trong hơn 30 năm. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra, một số chất ô nhiễm nhất định như ô nhiễm thủy ngân tại vị trí gần các nhà máy công nghiệp có thể khiến tỷ số giới tính thay đổi tới 3%. Ví dụ, các khu vực có mức độ phơi nhiễm thủy ngân cao hơn có xu hướng có nhiều trẻ em trai hơn, trong khi các khu vực có hàm lượng chì trong đất cao hơn có tỷ lệ trẻ em gái cao hơn.

 

Bài viết cùng chủ đề: