Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
141 lượt xem

5 cách luyện nên đứa trẻ hoạt ngôn, khéo ăn khéo nói có cả thiên hạ

Đứa trẻ giỏi ăn nói, miệng ngọt ngào, thích chia sẻ chuyện trò thì đi đâu cũng dễ kết bạn, được yêu quý.

Trẻ em có kỹ năng ngôn ngữ vững chắc, hoạt ngôn được chào đón ở mọi nơi, nhất là cái miệng ngọt ngào, lễ phép càng làm người ta yêu mến. Để con trở thành đứa trẻ miệng ngọt ai cũng thương, không im ru khiến người khác không chú ý, cha mẹ có thể áp dụng các cách luyện cho trẻ hoạt ngôn từ những tình huống thường ngày.

Nói chuyện với con nhiều hơn

Ngay từ khi trẻ được sinh ra, hãy nói chuyện với trẻ nhiều hơn để cải thiện khả năng nghe. Dù trẻ còn nhỏ chưa biết nói, nhưng thính giác đã được phát triển từ thời kỳ bào thai, trẻ có thể lưu giữ thông tin mà trẻ nghe được, sau thời gian im lặng khoảng một năm đầu đời con sẽ bắt đầu phát huy khả năng học nói nhanh hơn.

hình ảnh

Ảnh: QQ

Đứa trẻ chú ý hơn đến ngôn ngữ liên quan đến cuộc sống của con. Khi con nhìn thấy đồ vật hay người nào đó, mẹ hãy mô tả, gọi tên cho con hiểu. Hãy để bọn trẻ kết nối mọi người, mọi vật và mọi thứ thông qua việc giao tiếp của mẹ sẽ giúp con hình thành sự hoạt ngôn từ khi sơ sinh.

Khi giao tiếp với trẻ, mẹ nên chú ý đến ngữ điệu, âm lượng. Mẹ phải nói chuyện với sự ngọt ngào, mềm dịu thì con mới dần quen, sau này khi con học nói cũng sẽ bắt đầu từ những âm thanh êm dịu, nói năng từ tốn y như mẹ vậy.

Đọc sách cho con nghe

Truyện, vè, đồng dao, thơ… được đọc cho con nghe mỗi tối trước khi ngủ sẽ dễ đi sâu vào trí nhớ trẻ. Mẹ hãy chú ý lựa chọn những câu chuyện ý nghĩa, bài đồng dao, vè thú vị, ngắn gọn, phù hợp lứa tuổi. Bằng cách này con sẽ sớm tiếp cận được những vốn từ phong phú, những bài học ý nghĩa rất có lợi cho cách giao tiếp sau này của con.

hình ảnh

Ảnh: sina

Khuyến khích trẻ kể chuyện

Khi con đã biết nói chuyện ở một mức độ nhất định, đây là lúc cha mẹ giao tiếp kiểu “có qua có lại” với con. Lúc này hãy nhường trẻ được nói nhiều hơn và cha mẹ đóng vai người lắng nghe, đối đáp.

Cha mẹ có thể khuyến khích con kể lại những gì con đã gặp, đã thấy ngày hôm nay, nói về món ăn con đã ăn, kể lại câu chuyện con được nghe. Bằng cách này sẽ rèn được khả năng ăn nói tự tin, mạnh dạn cho con.

Dạy con những lời ý nghĩa

Ngay từ những lần đầu tiên con tập nói, cha mẹ phải lưu ý đến những từ ngữ ý nghĩa như “ạ”, “cảm ơn”, “xin lỗi”, “dạ, vâng”… để dạy dần cho con nói quen. Luyện cho con lúc nói chuyện câu từ có đầu có đuôi, nhất là trẻ con nói chuyện với người lớn không được nói trống, phải có dạ thưa.

hình ảnh

Ảnh: QQ

Một số người lớn lén dạy trẻ con mấy từ vô nghĩa, thô tục, khi nghe trẻ vô tình lặp lại lại lấy làm khoái chí, bất ngờ và cười đùa khiến trẻ con nghĩ đó là lời nói hay, từ đó càng nói nhiều hơn. Lúc này nên là thái độ nghiêm túc thay vì cười cợt, cho con biết đã nói sai, lần sau không được nói.

Cha mẹ làm gương trong lời ăn tiếng nói

Không thể bắt một đứa trẻ suốt ngày nghe những thứ chói tai lại thốt ra những lời hay ý đẹp được. Cha mẹ nên là người làm gương cho con cách nói chuyện khéo léo. Muốn con nói lời ngọt ngào, cha mẹ nên là những người cư xử tốt, thốt ra lời nói tốt đẹp, con mới có thể học theo mà trở thành đứa trẻ ngọt ngào đáng yêu.

Bài viết cùng chủ đề: