Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
115 lượt xem

6 cảm giác tội lỗi khi chăm con mẹ hay mắc phải

Dưới đây là 6 cảm giác có lỗi các mẹ hay cảm thấy khi chăm con, và những cách khắc phục để xua tan những cảm giác ấy.

1. Cho con bú bình

Bạn lôi một bình sữa ra để cho bé đang khóc ăn và bỗng dưng nhận ra các bà mẹ khác đều cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Hướng giải quyết: Bạn hãy vứt bỏ cảm giác tội lỗi đó đi! Có thể bạn cảm thấy mình là người mẹ duy nhất cho con bú bình, nhưng đó không phải sự thật. Dù là vấn đề gì, từ thiếu sữa, phải trở lại làm việc, hoặc một cái gì đó hoàn toàn khác, thì nhiều bà mẹ vẫn cho con bú bình để bổ sung hoặc thay thế nguồn sữa mẹ.

Nếu bạn thấy có lỗi với con, thì cho phép bản thân buồn chút thôi nhé, sau đó hãy nhớ bạn đã làm hết khả năng có thể. Sữa mẹ là tốt nhất cho em bé của bạn, nhưng nguồn sữa ngoài cũng cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết giúp con phát triển khỏe mạnh. “Điều tốt nhất bạn có thể làm cho con của mình là trở thành một người mẹ hạnh phúc – và điều đó là lựa chọn tốt nhất cho gia đình của bạn.”

2. Dùng tivi làm bảo mẫu

Cứ mỗi lần đến thời điểm nấu bữa tối, bạn lại cho lũ trẻ ngồi trước màn hình tivi để chúng không nghịch ngợm, quấy phá. Dù bọn trẻ vui vẻ thưởng thức các chương trình chúng thích, nhưng trong lòng bạn lại nhói lên cảm giác tội lỗi khi thấy con thụ động ngồi dán mắt vào vô tuyến như vậy.

Hướng giải quyết: Vậy truyền hình thực sự không tốt? Không hoàn toàn như vậy. Sử dụng truyền hình như một hình thức giải trí tĩnh lặng là hoàn toàn thích hợp. Điều quan trọng ở đây chính là sự điều tiết. Nếu con bạn dưới 2 tuổi, chỉ cho bé xem thời gian ở mức tối thiểu, mỗi lần xem chỉ tầm 15 phút. Bạn nên xem cùng con và chọn ra chương trình phù hợp. Nếu con bạn lớn hơn 2 tuổi, bạn cũng giới hạn thời gian ngồi trước màn hình cho bé, và lựa chọn chương trình phù hợp với lứa tuổi của con. Nhờ những cách như vậy bạn, sẽ cảm thấy thư giãn và cảm giác tội lỗi của bạn mau chóng tan biến.

3. Không thân thiện với môi trường

Thùng rác nhà bạn liên tục đầy vì bạn thường sử dụng các ly xốp và tã dùng một lần, trong khi hàng xóm lại dùng tã vải cho con. Còn chiếc xe hơi tiết kiệm nhiên liệu mới của họ đậu không xa chiếc xe cực kỳ ngốn xăng của bạn.

Hướng giải quyết: Những vật dụng dùng một lần như tã, khăn lau, chai nước là các đồ cần thiết giúp cuộc sống gia đình bận rộn của chúng ta trở nên thuận lợi hơn

Bạn không nhất thiết phải đi làm bằng phương tiện giao thông công cộng, hay chuyển sang tã vải, hoặc quăng ra tất cả các chất tẩy rửa không thân thiện với môi trường của bạn ngay bây giờ. Thay vào đó, bạn có thể thực hiện bằng những cách đơn giản nhưng vô cùng thiết thực như rút và tắt các thiết bị khi không sử dụng, giặt bằng nước lạnh khi có thể, chiếu sáng nhà bằng bóng đèn huỳnh quang…

4. Cho con đồ ăn vặt

Sau mỗi lần cho con túi đồ ăn vặt hoặc đưa chúng tới nhà hàng ăn nhanh mà chúng thường thích, bạn nghĩ về mẹ của mình, người không bao giờ làm điều này với con cái.

Hướng giải quyết: Đôi khi chúng ta quên rằng thức ăn nhanh – thường không phải lựa chọn dinh dưỡng tốt nhất, nhưng chúng cũng không độc hại gì. Cũng như việc xem tivi, quan trọng ở đây là sự điều độ và lựa chọn thông minh.

Bạn có thể cho con ăn thức ăn nhanh một tháng đôi ba lần miễn là bạn chọn những phần ăn ít chất béo. Ví dụ, bạn có thể gọi một bánh hamburger đơn thay vì một burger đôi kẹp với nước sốt và pho mát, hay bánh sandwich thịt gà nướng thay vì chiên, pizza nhiều rau ít pho mát hoặc một củ khoai tây nướng hay salad khoai tây thay cho khoai tây chiên. Bạn sẽ nhận ra những phần ăn dinh dưỡng từ nhà hàng ăn nhanh nhiều hơn bạn nghĩ đấy.

5. Để con lại cho người chăm sóc trẻ

Ngày đầu tiên bé đi nhà trẻ hoặc ở nhà cùng người giữ trẻ có vẻ tốt đẹp – nhưng cảm giác tội lỗi khi phải xa con khiến nước mắt bạn chảy dài, nhất là lúc bạn hôn tạm biệt con để quay trở lại làm việc sau quãng thời gian nghỉ đẻ.

Hướng giải quyết: Các bà mẹ thường xuyên phải đấu tranh với cảm giác tội lỗi – đặc biệt là khi họ lần đầu làm việc trở lại. Để mọi chuyện dễ dàng hơn, bạn nên cho con làm quen với người trông trẻ trước khi bạn trở lại với công việc trước đây. Thậm chí bạn có thể để trẻ một vài giờ với họ trong khi bạn chạy đi giải quyết công chuyện.

Và cuối cùng, hãy nhớ rằng công việc của bạn cũng chỉ nhằm phục vụ cho bé yêu của mình. Bạn biết mình đang làm những gì tốt nhất cho gia đình, cho dù bạn làm việc vì lý do tài chính hoặc bởi công việc giúp bạn thấy hạnh phúc.”

6. Quát mắng con

Bé nhà bạn nghịch ngợm và không chịu nghe lời dù bạn đã nhắc nhở nhiều lần, cuối cùng bạn hét to hơn nhiều so với bạn nghĩ. Và bé nhìn bạn với đôi mắt mở to sợ hãi.

Hướng giải quyết: Ai cũng cảm thấy có lỗi mỗi lần quát mắng con xong. Vì thế, bạn nên trấn an con rằng mọi thứ đều ổn và giải thích những gì đã xảy ra

Bạn cũng nên có một cái nhìn thận trọng về hành vi của mình. Bạn la hét không bình thường? Bạn có thường mất bình tĩnh với con mình? Nếu có, hãy coi đây là cơ hội học tập cho cả bạn và con. Vì ngay cả cha mẹ dễ tính nhất cũng mất kiên nhẫn và quát mắng con một lúc nào đó.

Nhưng nếu la hét đang trở thành một thói quen, bạn cần phải hành động để kiềm chế sự tức giận, cũng như làm giảm mức độ căng thẳng của mình. Hãy tham gia một nhóm hỗ trợ, gặp cố vấn tâm lý, hoặc đọc sách tĩnh tâm, hay nhận sự giúp đỡ từ các bà mẹ trong cộng đồng.

Bài viết cùng chủ đề: