Các mối quan hệ với bố mẹ, nhất là trong thời thơ ấu, tác động mạnh mẽ đến sự tự tin và hạnh phúc của con người.
Gia đình là nơi đầu tiên dạy trẻ hòa nhập với xã hội. Theo tiến sĩ tâm lý học Michelle P. Maidenberg ở New York, các mối quan hệ với bố mẹ “ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn nhận bản thân, người khác và các mối quan hệ nói chung”.
Để trẻ lớn lên có đời sống xã hội lành mạnh, tiến sĩ Maidenberg khuyên bố mẹ nên dạy con 7 bài học về các mối quan hệ sau.
Cư xử với mọi người theo cách họ muốn và cần
Thay vì cư xử với người khác theo cách mình muốn, hãy thử hỏi người kia xem họ muốn được đối xử thế nào. Không phải ai cũng cần được an ủi khi buồn bởi mỗi người có một cá tính khác nhau và đứa trẻ nên biết điều này để tự điều chỉnh bản thân.
Tự làm việc với bản thân khi cảm thấy bất an
Tâm trí hoạt động không ngừng và luôn cố gắng bảo vệ chúng ta. Tuy nhiên, đôi khi, sự bảo vệ này vượt quá mức cần thiết, khiến chúng ta nghi ngờ bản thân và lo lắng, đến mức chúng ta tự nhủ “không ai thích mình” hoặc “ai cũng giỏi hơn mình”. Trẻ nên được dạy rằng, khi rơi vào tình huống đó, điều cần thiết là tự suy ngẫm xem những suy nghĩ tiêu cực đó có chính xác hay không. Như thế, trẻ sẽ nhận ra rằng không phải “không ai thích mình” mà là “có một số người không thích mình”.
Sự tự tin xuất phát từ bên trong
Sự tự tin và tình yêu với bản thân do chính mỗi người tự xây đắp từ bên trong. Khi hài lòng về bản thân, chúng ta cũng cư xử tốt hơn trong các mối quan hệ và thu hút những cá nhân lành mạnh.
Mỗi đứa trẻ cần học cách dành thời gian tìm hiểu chính bản thân mình, về cách mình tư duy và cảm nhận. Đứa trẻ cũng cần biết cách tìm ra giải pháp để tự hoàn thiện bản thân. “Đây là việc rất quan trọng và cần thực hiện hàng ngày”, tiến sĩ Maidenberg lưu ý.
Khi cảm xúc bùng nổ, hãy dừng lại
Chúng ta đều có những lúc phản ứng quá mức với người khác. Những lúc như thế, đừng vội hành động theo cảm xúc mà hãy dừng lại một chút để hiểu mình đang thấy thế nào, tại sao tình huống đó lại kích động mình và mình muốn đáp trả ra sao. Hãy suy nghĩ, sau đó quay lại bài học số một ở phía trên.
Tiếp cận các mối quan hệ với sự tò mò và cởi mở
“Hãy bắt đầu một mối quan hệ với toàn bộ con người mình”, tiến sĩ Maidenberg khuyên. Theo bà, trẻ nên học cách coi mình là nhà nghiên cứu trong các mối quan hệ, cố gắng tìm hiểu hành vi của con người để từ đó đưa ra phán đoán về tương lai mối quan hệ đó. Sự tò mò cũng giúp bản thân chúng ta ít phòng vệ hơn, đồng cảm nhiều hơn và sẵn sàng thay đổi định kiến.
Hướng dẫn người khác cách cư xử với mình
Người khác không thể biết điều bạn muốn và thứ bạn mong họ làm cho mình. Thế nhưng, con người lại hay mong chờ quá nhiều ở đối phương để rồi thất vọng khi họ không hành động theo ý mình.
Ngay từ nhỏ, đứa trẻ nên hiểu rằng người khác không phải là mình. Muốn người khác hiểu mình hơn, trẻ cần cho họ biết về nhu cầu của bản thân.
Như con người, mọi mối quan hệ đều biến đổi
Theo thời gian, nhu cầu, sở thích của con người thay đổi để phù hợp với quá trình phát triển và các mối quan hệ cũng vậy. Trẻ cần được chuẩn bị sẵn tinh thần chấp nhận việc các mối quan hệ, từ bạn bè đến gia đình, có thể thay đổi. Ngay cả mong đợi của trẻ với các mối quan hệ đó cũng sẽ khác đi. Đó là một phần trong sự phát triển tự nhiên của con người.
Nuôi dạy con cái là quá trình vất vả nhưng bố mẹ đủ khả năng để giúp đỡ trẻ mạnh mẽ hơn trong cuộc sống. Bên cạnh việc làm gương cho con, áp dụng những bài học trên sẽ giúp trẻ lớn lên có những mối quan hệ lành mạnh.
- Người đàn ông chết lõa thể trong khách sạn sau khi qua đêm với bạn gái
- Mẹ chồng dọn gà cúng giỗ, cháu nội xin 1 miếng nhất quyết không cho: Nàng dâu giận ẵm con đi 5 năm không về
- Cần Thơ: Vỡ nợ vì nuôi heo, lão nông làm liều nuôi loài chuột ăn tre mía, lãi tiền tỷ mỗi năm
- Chàng trai kiếm gần 90 triệu đồng/tháng nhờ trồng sung Mỹ
- “Lãng phí tuổi trẻ để vay nợ chạy đua mua nhà”: Như vậy liệu có đáng không?