Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
174 lượt xem

7 Cách dạy con trở thành người tự trọng, tự tin và không 𝙗ạ𝙤 𝙡ự𝙘

Bên cạnh việc tôn trọng cảm xúc của trẻ. Khen và phạt với một đứa trẻ cũng rất quan trọng để nuôi dưỡng những đức tính tốt đẹp ở đứa trẻ đó

Khen và phạt trẻ phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ. Cha mẹ cần hết sức hạn chế sử dụng đòn roi, lời nói sỉ nhục, hạ thấp trẻ để thỏa mãn cơn tức giận của bản thân. Cha mẹ nên nhớ rằng trẻ con ở mọi độ tuổi đều trở nên trơ lỳ trước những lời sỉ nhục, la mắng, đòn roi. Cha mẹ cần luôn tỏ ra yêu thương trẻ ngay cả khi chúng chưa ngoan. Con cái thường có xu hướng bắt chước lời nói, hành vi của cha mẹ, vì thế cha mẹ cần biết cách kiềm chế. Khi khen và phạt trẻ, chúng ta nên:

Chú trọng khen con khi chúng thể hiện sự chia sẻ với người khác, thật thà, kính trên nhường dưới, tôn trọng mọi người, điều đó giúp trẻ trở thành thói quen và coi đó là điều rất quan trọng.

Chú trọng khen nhiều hơn chê, nhưng không khen chung chung, phóng đại, như là con ngoan lắm con giỏi lắm. Cần mô tả chính xác, ngắn gọn hành động tốt của trẻ bằng một vài từ. VD: mẹ khen con vì con đang ngồi xúc ăn rất gọn gàng. Không nên nhắc đi nhắc lại những khuyết điểm hay những việc trẻ chưa làm được. Cố gắng khuyến khích, động viên khi trẻ làm tốt một phần của công việc được giao. Tin tưởng vào trẻ để trẻ tự tin vào bản thân và hoàn thành phần việc còn lại.

Nhấn mạnh ưu điểm của con trước khi nhắc nhở về những khuyết điểm. Khi nhắc nhở những khuyết điểm trẻ hay mắc phải thì có thể sử dụng mẩu giấy nhắn để ở nơi trẻ dễ nhìn thấy nhất. VD: trẻ thích chơi điện tử, quên học bài thì viết giấy nhắc nhở giờ ngồi học và dán nơi máy tính trẻ hay chơi.

Hãy nhớ rằng mục đích của kỉ luật là giúp con bạn biết tự giác chấp hành kỉ luật và biết tự chủ bản thân. Đối với đứa trẻ mới lớn, cha mẹ hãy để các em tự nhận thức hậu quả từ việc làm sai trái của mình, sống có trách nhiệm hơn. Hạn chế dùng tiền, vật chất để thưởng cho những việc trẻ nên làm hoặc phải làm, như: giúp bố mẹ làm việc nhà, đạt điểm tốt… Nhưng có thể trao phần thưởng cho trẻ khi trẻ làm được việc tốt giúp đỡ người khác: chia sẻ với bạn khó khăn, đưa cụ già qua đường….

Như vậy đó, khi cha mẹ thể hiện cảm xúc tôn trọng cảm xúc của trẻ sẽ giúp trẻ nhận biết được cảm xúc của bản thân và đòi hỏi người khác cũng nhận ra và tôn trọng cảm xúc của mình, chứ không phải áp đặt, chà đạp lên cảm xúc của người khác. Trẻ nhận được giá trị của bản thân, bộc lộ thể hiện cảm xúc trong cuộc sống mà không bị sợ hãi, lo lắng phản ứng của người khác hoặc bị chi phối bởi cảm xúc của người khác.

Bài viết cùng chủ đề: