Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
101 lượt xem

8 cách dạy trẻ nhanh biết nói mà bố mẹ không thể bỏ qua

Làm sao để dạy trẻ biết nói sớm? Dạy trẻ tập nói thì cần lưu ý những gì? Mời bố mẹ tham khảo các cách dạy trẻ nhanh biết nói qua bài viết dưới đây!

Nuôi con nhỏ là một hành trình dài không chỉ có niềm vui mà còn có rất nhiều khó khăn, đòi hỏi bố mẹ phải chuẩn bị tâm lý thật vững vàng, đồng thời trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để nuôi dạy con một cách khoa học.

Giai đoạn trẻ tập nói có lẽ là một bước phát triển mà bố mẹ đặt rất nhiều sự quan tâm, chú ý đến tiến trình của trẻ. Để giúp trẻ nhanh biết nói, bố mẹ phải thường xuyên nói chuyện, chơi đùa với trẻ, có như vậy khả năng ngôn ngữ của trẻ mới phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, không chỉ riêng việc trò chuyện mà còn có rất nhiều cách dạy trẻ nhanh biết nói khác mà nếu bố mẹ áp dụng phù hợp, hiệu quả mang lại sẽ rất ngạc nhiên. Bố mẹ hãy cùng ODP tìm hiểu nhé!

Nhiều bố mẹ vẫn thường truyền tai nhau những mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói. Tuy nhiên, không phải mẹo dân gian nào cũng hiệu quả với mọi trẻ em. Vậy nên bố mẹ hãy tham khảo 9 cách đơn giản dưới đây nhé!

Trò chuyện liên tục với trẻ

Đây là cách dạy cho trẻ nhanh biết nói đơn giản nhất nhưng lại đem lại hiệu quả to lớn. Bố mẹ hãy thường xuyên nói với trẻ những câu như: “Chú chó kia xinh quá con nhỉ?”, “Để mẹ mở nhạc cho con nghe nhé!”…

Ở giai đoạn 0-1 tuổi, dù trẻ mới chỉ bập bẹ những tiếng ê a, nhưng bố mẹ vẫn nên trò chuyện thường xuyên và liên tục với trẻ. Giao tiếp với trẻ ở tuổi này đôi khi giống như độc thoại vì bé chưa nói được, vốn từ vựng chưa phát triển, do vậy việc phản ứng với các câu hỏi của bố mẹ cũng chậm hơn. Tuy nhiên, khi có nhiều cơ hội được lắng nghe bố mẹ trò chuyện, trẻ sẽ biết nói nhanh hơn và dễ hoạt ngôn hơn.

Trò chuyện liên tục là một cách dạy trẻ mau biết nói đơn giản mà đem lại hiệu quả cao.

Đọc sách và kể chuyện cho trẻ

Việc bố mẹ đọc sách và kể chuyện cho trẻ nghe mỗi ngày đem lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển ngôn ngữ và khả năng đọc viết của trẻ. Đây không chỉ là cách dạy trẻ nhanh biết nói hiệu quả, mà còn giúp thúc đẩy trí tưởng tượng và phát triển trí não của trẻ.

Cho trẻ nghe nhạc

Trẻ nhỏ thường rất thích nghe nhạc. Giai điệu vui vẻ, rộn ràng của những bài hát sẽ thu hút sự chú ý của trẻ. Lúc này, trẻ tập trung lắng nghe nhịp điệu, tiết tấu của những bài hát, việc này rất tốt cho sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ.

Thường xuyên chơi trò chơi cùng trẻ

Bố mẹ nên cố gắng dành thật nhiều thời gian để vui chơi cùng trẻ. Trong quá trình chơi, hãy giao tiếp và trò chuyện thật nhiều. Bố mẹ cũng có thể “nhờ” thêm một vài bé hàng xóm tới chơi cùng con. Khi chơi theo nhóm, trẻ sẽ tự tin hơn, giao tiếp và tương tác nhiều hơn. Đây là cách giúp trẻ nhanh biết nói được nhiều bố mẹ lựa chọn để hỗ trợ phát triển ngôn ngữ cho con.

Chơi trò chơi là một phương pháp dạy trẻ nhanh biết nói được nhiều bố mẹ áp dụng.

Không chê bai trẻ

Dù trẻ biết nói chậm nhưng bố mẹ vẫn nên kiên nhẫn và tích cực trò chuyện với trẻ, không chê bai hay nói những lời tiêu cực về quá trình học nói của con, ví dụ như: “Ôi Mimo nhà em chậm mồm chậm miệng lắm” hay “Từng này tháng tuổi rồi mà sao con vẫn im như thóc thế này?”…

Hạn chế cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng thiết bị di động điện tử có tác động tiêu cực tới khả năng ngôn ngữ của trẻ nhỏ. Thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử của trẻ càng nhiều, trẻ càng có nguy cơ mắc chứng chậm nói, đặc biệt là về ngôn ngữ diễn đạt. Bố mẹ nên tạo cho gia đình những “phương án sử dụng thiết bị điện tử lành mạnh” để cả nhà cùng phối hợp, dùng các thiết bị điện tử thật hiệu quả và an toàn.

Đưa trẻ tới những khu vui chơi công cộng

Những chuyến đi chơi như tới vườn bách thú, công viên, bảo tàng… không những giúp trẻ mở rộng kiến thức mà còn khiến con mạnh dạn, tự tin hơn, có nhiều cơ hội giao tiếp hơn. Đặc biệt, việc này giúp mở rộng vốn từ vựng của trẻ vì con được tiếp xúc với nhiều đồ vật lạ cũng như các loài động, thực vật mới lạ.

Bố mẹ cũng nên thường xuyên đưa trẻ tới những khu vui chơi công cộng.

Đọc tên các đồ vật quen thuộc cho trẻ

Mỗi khi thấy những đồ vật quen thuộc trong nhà, bố mẹ nên đọc tên đồ vật đó cho trẻ nghe vài lần, sau đó hỏi lại con: “Đó là cái gì?”. Lúc này, trí nhớ của trẻ sẽ phải vận động để ghi nhớ những gì mình vừa được học. Đây là một cách dạy trẻ biết nói sớm rất hay và thú vị mà nhiều bố mẹ áp dụng.

Hát cho trẻ nghe

Bố mẹ có thể hát cho trẻ nghe những bài hát dành cho thiếu nhi hoặc đọc thơ, ca dao, tục ngữ,… Trẻ sẽ rất thích thú và ghi nhớ nhanh hơn khi được nghe những bài có vần điệu. Việc này sẽ giúp bé nhanh chóng mở rộng vốn từ vựng.

Ngoài những cách dạy trẻ nhanh biết nói kể trên thì khi trò chuyện với trẻ, bố mẹ cũng nên lưu ý 3 điểm sau đây để những cuộc hội thoại đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy trẻ biết nói sớm:

Bắt đầu từ sớm

Nhiều người nghĩ rằng trò chuyện với bé sơ sinh có vẻ là một điều vô nghĩa, vì trẻ chưa đủ phát triển để có thể phản ứng lại với bố mẹ. Tuy nhiên, ngay từ khi còn trong bụng mẹ, tai và phần não phản ứng với âm thanh của trẻ đã bắt đầu hoạt động. Vậy nên việc bố mẹ tích cực trò chuyện với trẻ ngay từ khi con còn trong bụng mẹ có thể thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của con.

Chú ý tới các tín hiệu của trẻ

Bố mẹ hãy chú ý tới hướng nhìn của trẻ để xem điều gì có thể khiến con hứng thú rồi sau đó cung cấp cho trẻ những thông tin về các vật đó. Bố mẹ có thể dùng những từ đơn giản, dễ hiểu để mô tả về màu sắc, kích thước, hình dáng, hương vị… của các đồ vật. Ví dụ khi trẻ nhìn chằm chằm vào đồng hồ, bố mẹ có thể nói: “Đồng hồ xinh thế nhỉ? Đồng hồ màu trắng, hình tròn và bên cạnh còn có hình ảnh chú cún màu nâu đáng yêu quá con nhỉ?”.

Tương tác qua lại với trẻ

Hãy tạo ra những cuộc hội thoại có sự tham gia của cả bố mẹ và trẻ. Ví dụ bố mẹ hỏi con: “Con thấy chú chó kia không?”, sau đó trẻ đáp lại bằng tiếng ê a, thì bố mẹ nói: “Đúng rồi, chú chó đang ăn tối”. Việc này sẽ giúp trẻ học được rằng hội thoại là có sự tham gia từ cả hai phía và có sự lần lượt. Qua đó, trẻ cũng hiểu rằng bố mẹ quan tâm tới những gì mình nói, từ đó có động lực tập nói hơn.

Bài viết cùng chủ đề: