Bà Lưu nhàn nhã ngồi ở nhà mình, chờ con dâu gọi điện đến dỗ dành, năn nỉ mình quay về nhà chăm cháu.
Người già, hai lần làm trẻ con, hay giận dỗi nhưng đã làm sai, còn thách thức thì con dâu nào dễ dàng coi như không.
Mẹ chồng giận dữ rời nhà con trai cho con dâu biết mặt
Bà Lưu đợi từ sáng thứ bảy đến tối mịt, nhưng không có một cuộc gọi nào từ con dâu. Sốt ruột, bà cứ đi tới đi lui trong tiếng cằn nhằn của chồng. Tự dưng ở với con trai gần 2 năm trời, giờ lại sấp ngửa về nhà.
Sang đến chiều thứ hai, con dâu vẫn không nhúc nhích, bà hơi hoảng, rồi lại nghĩ, nhất định là con dâu bướng bỉnh, sẽ không dễ gì hạ mình xin lỗi mẹ chồng. Nghĩ đến đây, bà Lưu lại đắc ý. Bà biết công ty của con dâu rất nghiêm khắc về mặt nhân sự, nhiều nhất chỉ xin nghỉ được 3 ngày. Bà thách thức: “Hừ, để mẹ xem con được bao lâu. Con dâu sớm mất cha mẹ, không có ai giúp đỡ, cuối cùng vẫn là cô phải tới cầu xin tôi quay về chăm đứa nhỏ, nhất định phải làm căng bắt nó xin lỗi mới được.”
Không ngờ, hết thứ hai rồi mà con dâu vẫn chưa gọi điện năn nỉ bà. Bà Lưu hốt hoảng. Cô con dâu luôn nhu mì, thật thà nhưng mấy ngày trước, lần đầu tiên, vì cháu gái, mà mất bình tĩnh với bà, khiến mẹ chồng giận dỗi dọn đồ về quê. Bà vốn cho rằng con dâu sẽ đến van xin bà, nhưng không ngờ rằng mọi chuyện lại không diễn ra như bà mong đợi.
Bà Lưu cuối cùng cũng mất bình tĩnh. Sáng sớm thứ ba, bà lặng lẽ đón xe vào thành phố, núp ở đối diện khu dân cư chờ đợi. Một lúc sau thì thấy con dâu xách túi rời khỏi khu dân cư và vội vã lên xe buýt để đi làm. Bà lại đến trước cửa nhà con trai nghe ngóng. Bên trong vọng ra một giọng phụ nữ cùng tiếng cười sảng khoái của đứa cháu gái. Bà Lưu sững sờ: “Bố mẹ con dâu đều đã qua đời từ lâu, chỉ còn một người anh trai ở nước ngoài, vậy ai đang trông nom cháu gái của tôi?”
Cuối cùng, bà không thể chịu đựng được nữa và gọi cho đứa con trai đang làm việc ở ngoài thành phố: “Vợ con cãi nhau với mẹ và đuổi mẹ ra ngoài, nói rằng mẹ không cần trông con”. Con trai dường như đã biết chuyện này từ lâu, không những không an ủi mà còn lạnh lùng nói: “Mẹ, mẹ đừng đóng kịch nữa. Con biết Giang là người như thế nào, hơn nữa con cũng biết mẹ luôn làm theo ý mình. Từ đó tới giờ, bất kể mẹ làm gì, vợ con chưa bao giờ phàn nàn, nhưng con biết cái gì đúng cái gì sai.”
“Con biết mẹ mong có cháu trai nhưng chúng con đã quyết định không sinh nữa. Con gái của con cũng là cháu nội của mẹ cơ mà. Chúng con biết rằng mẹ không thích Đậu Đậu, nhưng vợ con nói rằng dù sao mẹ cũng là bà nội, vì vậy có thể yên tâm giao cháu hơn là giao cho người ngoài. Chỉ cần mẹ cho con bé ăn no mặc ấm, đảm bảo an toàn cho nó, chúng con sẽ không phàn nàn gì cả. Nhưng con đã sai rồi, mẹ không quan tâm đến Đậu Đậu chút nào.”
“Mẹ, bạn gái đầu tiên của con đã bỏ con vì mẹ cứ khăng khăng bắt cô ấy đẻ con trai xong mới cưới. Bây giờ con đã kết hôn rồi, con của con còn chưa được 2 tuổi, mẹ lại định phá nát gia đình con sao? Con xin mẹ đừng quấy rầy. Vợ con đã thuê bảo mẫu rồi, con cũng không quấy rầy mẹ nữa.”
Bà Lưu sững sờ, không ngờ cô con dâu hiền lành lương thiện, thường ngày im lặng được bà uốn nắn, khi bị khiêu khích lại trở thành kẻ tàn nhẫn như vậy. Nó đã tìm được giúp việc chỉ trong hai ngày.
Con dâu có thật sự được đối xử như con ruột?
Trước khi kết hôn, mối quan hệ giữa bà Lưu và con dâu rất tốt. Giang còn nhớ bà rất tình cảm, hay gọi cô là con gái, và nói rằng sẽ coi cô như con gái ruột của mình. Cô con dâu chỉ đơn giản nghĩ rằng cô đã gặp được một người mẹ chồng tốt. Ngay khi kết hôn, bà Lưu đã nói hai vợ chồng đã 30 tuổi, phải nhanh chóng sinh con, đến lúc đó bà sẽ phụ chăm sóc em bé, con trai và con dâu không cần lo lắng. May mắn thay, con dâu sớm mang thai. Khi cô mang thai được sáu tháng, bà Lưu từ quê lên chăm sóc.
Sống cùng nhau, cô con dâu sớm phát hiện những điều trái khoáy của mẹ chồng. Bà nấu ba bữa một ngày theo sở thích của bà, và nói với con dâu rằng bà bầu không nên ăn thịt cá, không nên ăn quá nhiều bữa. Cô con dâu không muốn xảy ra mâu thuẫn, dù sao mẹ chồng cũng là ở đây chăm sóc cô, cha mẹ qua đời sớm có nhờ được đâu, nên nhắm mắt ăn canh rau cháo nhạt. Vào thời điểm đó, chồng đang cùng bạn bè khởi nghiệp, anh ở ngoại ô bên kia thành phố rất xa, không về nhà được. Giang cũng không muốn nói về những điều tầm thường này mỗi khi cô gọi điện cho chồng. Thế nên mẹ chồng nấu gì cô ăn nấy, không một lời phàn nàn.
Sau 9 tháng, con dâu sinh ra một bé gái. Sự bất mãn của bố chồng và mẹ chồng không giấu giếm trên khuôn mặt. Cũng may mẹ chồng ở lại giúp chăm Đậu Đậu. Con dâu cũng biết bố mẹ chồng thích cháu trai hơn nên cố gắng chăm sóc con nhiều nhất có thể, làm nhiều việc nhà hơn. Tuy nhiên, 6 tháng nghỉ sinh đã kết thúc sớm và Giang phải đi làm nên chỉ mẹ chồng cô chăm sóc đứa trẻ. Bà Lưu không vui lắm, nhưng cô con dâu không còn lựa chọn nào khác. Mẹ ruột của cô đã qua đời từ lâu, ngoài mẹ chồng thì không còn người thích hợp để chăm bé. Cô nghĩ đến việc tìm một bảo mẫu, nhưng không hề dễ dàng. Vả lại em bé mới 6 tháng, làm sao có thể yên tâm giao cho người lạ. Giang cũng từng nghĩ đến chuyện nghỉ việc để chăm sóc con cái, nhưng cô biết rằng một người phụ nữ phải có công việc, đặc biệt là một người phụ nữ như cô, không có sự hậu thuẫn từ cha mẹ ruột.
Tính đi nghĩ lại, Giang chỉ có thể nhờ mẹ chồng giúp chăm sóc cháu. Cô biết bà không thích con gái, nhưng Đậu Đậu là cháu gái ruột của bà. Vài năm nữa là ổn, cho đến khi em bé đi nhà trẻ. Cô bàn bạc với chồng, mỗi tháng sẽ đưa mẹ chồng 5 triệu tiêu vặt, thêm 5 triệu tiền chợ nữa. Vì có một siêu thị cách nơi làm việc không xa nên mỗi ngày sau khi tan sở cô con dâu đều ghé qua mua đồ nên cơ bản là tiền chợ hàng tháng vẫn y nguyên. Cô con dâu cũng không đòi lại, thậm chí sáng cô còn làm bữa sáng trước khi đi làm, mua đồ ăn và nấu nướng sau khi đi làm về, làm việc nhà khi em bé ngủ, và hỗ trợ mẹ chồng nhiều nhất có thể, chỉ mong bà trông cháu cẩn thận là được.
Lúc đầu, khi đi làm về, Giang thường thấy giọng nói của con gái khàn khàn. Cô hỏi mẹ chồng, bà nói rằng bé quen hơi mẹ, thức dậy không thấy nên khóc đến khàn giọng. Sau đó ở nơi làm việc, cô quyết định bật camera ở nhà xem sao. Trong vài tháng đầu mang thai, chồng cô thường không về nhà nên lo lắng cho vợ ở nhà một mình. Anh đã lắp camera để có thể nhìn thấy phòng khách. Thật bất ngờ, chính chiếc camera này đã giúp Giang thấy mẹ chồng cô chăm sóc con như thế nào. 6 tháng sau khi đi làm, cô buộc phải lên tiếng với bà.
Khi biết đi, Đậu Đậu luôn tò mò và chập chững đi từ phòng này sang phòng khác. Trước đó, mẹ chồng luôn bắt cháu ở trong phòng ngủ nên không thể nhìn thấy nó. Bây giờ em bé đã biết đi nên lăng xăng khắp nơi. Giang phát hiện ra rằng mẹ chồng và con hiếm khi ở cùng một khung hình. Mẹ chồng hầu như lúc nào cũng ở trong phòng ngủ của mình, để đứa bé lủi thủi trong từng phòng nhìn ngó xung quanh. Cho dù đôi khi mẹ chồng và em bé ở cùng phòng nhưng ánh mắt của bà không bao giờ hướng về cháu, bà chỉ mải mê nhìn điện thoại. Giang đôi lần nói với chồng điều này, nhắc anh gọi cho mẹ không được để đứa trẻ khuất mắt. Nhưng mẹ chồng không chịu thừa nhận, một mực khẳng định tuy không đi theo sau nhưng bà vẫn luôn trông chừng cháu rất an toàn.
Giang không thể yên tâm đi làm. Cô dọn sạch tất cả các hộp và tủ trong nhà nơi em bé có thể với tới, cất đi tất cả những thứ có thể gây nguy hiểm cho bé. Sau đó cô nghiêm túc nói mẹ chồng:
“Mẹ ơi, Đậu Đậu bây giờ hay nhặt những thứ nhỏ bỏ vào miệng. Bé cũng đi chưa vững, dễ bị ngã rất nguy hiểm, mẹ nhớ nhìn cháu giúp con nhé.”
Bà Lưu tức giận nói rằng bà đã hết lòng chăm sóc cháu gái, cho rằng bà chăm cháu không tốt thì đừng lợi dụng bà. Cô con dâu không còn lựa chọn nào khác ngoài kiểm tra video giám sát ở nhà.
Ngày hôm đó, người mẹ trẻ bật camera theo dõi, đúng lúc nhìn thấy con gái lảo đảo đi ra khỏi phòng ngủ của mẹ chồng với một chiếc kéo. Cô giật mình, tim như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, cô muốn gọi mẹ chồng thông qua giám sát, nhưng lại sợ đứa bé giật mình gặp nguy hiểm, chỉ có thể gọi điện thoại cho mẹ chồng với bàn tay run rẩy.
Nhìn chằm chằm vào màn hình, Giang lo lắng đợi mẹ chồng nghe điện thoại. Chuông reo rất lâu mẹ chồng cô mới bắt máy. Con dâu không có thời gian để nói nhiều, vì vậy cô chỉ nói với mẹ chồng vào phòng khách và lấy kéo ra khỏi tay em bé. Nhìn thấy chiếc kéo trong tay đứa bé đã được mẹ chồng lấy đi, Giang cuối cùng cũng thở phào nhẹ nhõm. Cô xin nghỉ phép hôm đó ngay lập tức, bắt taxi và lao về nhà.
Xung đột nổ ra
Ngay khi Giang bước vào cửa, đứa bé đã chập chững chạy đến và vui vẻ nhào vào lòng cô. Người mẹ bế đứa trẻ lên và không ngừng khóc. Cô lao vào phòng mẹ chồng và hỏi mẹ chồng: “Mẹ, sao mẹ có thể để Đậu Đậu chơi kéo một mình? Con bé vẫn chưa thể đi vững. Mẹ có biết nếu nó ngã thì điều gì xảy ra không?”
Giọng của mẹ chồng cao hơn của con dâu, bà Lưu cao giọng khóc: “Tôi dùng kéo xong để trên bàn, ai mà biết nó sẽ vào lấy. Tôi không phải là người trời, có thể 24 giờ một ngày nhìn chằm chằm nó. Tôi trông con cho cô còn bị tru tréo, thôi để tôi về quê cho rồi.”
Sự tức giận và bất bình kìm hãm trong một thời gian dài khiến Giang không thể kiểm soát được run rẩy. Cô đưa cho mẹ chồng 5 triệu đi chợ hàng ngày, nhưng về cơ bản, mẹ chồng cô không bao giờ ra ngoài trừ buổi tối đi khiêu vũ, không bao giờ đi chợ. Bên cạnh đó là 5 triệu cho bà tiêu vặt. Thế nhưng mẹ chồng thường nói với các cô chú cùng nhảy trong xóm rằng bà chăm cháu, làm hết việc nhà, con dâu không cho bà một xu. Người ngoài thì nói Giang là con dâu nanh nọc, keo kiệt…
Ở nhà, bà gây khó dễ cho con dâu, cô cũng có thể chịu đựng được. Cô nghĩ mặc dù mẹ chồng không thích con gái, nhưng Đậu Đậu là cháu gái ruột của bà, lâu ngày bà sẽ có tình cảm nên cô sẽ yên tâm hơn là giao cho người ngoài. Nhưng bây giờ nhìn lại, mẹ chồng thực sự không quan tâm đến đứa trẻ chút nào, và những sự nhẫn nhịn của cô đổi lại là gì.
“Vâng, mẹ muốn thì mẹ về đi ạ, chúng con không nài ép mẹ nữa.”
Đây là lần đầu tiên con dâu có thái độ dữ dội như vậy. Bà Lưu thu dọn đồ đạc, chử.i bới rồi bỏ xuống lầu. Khoảnh khắc cánh cửa đóng lại, Giang cảm thấy vô cùng thoải mái. Dù muốn hay không thì cuối cùng cô cũng đã đi đến nước này.
Nhưng sau một thời gian ngắn thả lỏng, lại có sự bất lực và bối rối. Ai sẽ chăm Đậu Đậu? Ý định nghỉ việc lại nảy ra nhưng cô nhanh chóng nói với lý trí: Ở nhà thì bố mẹ chồng càng coi thường hơn. Nhất định phải tìm người phù hợp càng sớm càng tốt, tốt nhất là thứ bảy và chủ nhật đến làm việc cho bé làm quen. Nghĩ vậy, cô buộc mình phải gạt bỏ cảm xúc, bắt đầu gọi cho các công ty cung cấp bảo mẫu. Vào sáng thứ bảy, cô đã chấm được một phụ nữ trung niên, người mà lần đầu gặp đã khiến Đậu Đậu cười thành tiếng.
Cô nghĩ mình thật may mắn, bà dì đối xử với Đậu Đậu rất tốt. Mỗi tháng Giang đưa cho bà 10 triệu. Về nhà, cô mát lòng thấy con gái đã được cho ăn, tắm rửa sạch sẽ, nhà cửa gọn gàng, cơm canh nóng sốt. Lương tháng của cô chỉ có 14 triệu, mỗi tháng cô phải bỏ ra 10 triệu nhưng cảm thấy rất đáng. Cô mừng vì mình đủ tỉnh táo để chịu được áp lực và không nghỉ việc.
- Bố mẹ có con vào lớp 1 lưu ý: 4 điểm mấu chốt càng chuẩn bị kỹ càng tốt
- Nhan sắc thật của hotgirl Bùi Thị Như Quỳnh 2k2 khiến mạng xã hội chao đảo
- Đỗ Mỹ Linh lộ diện giữa tin đồn có thai: Giấu cỡ nào cũng hiện rõ
- Phụ nữ có 4 điểm G khiến “cuộc yêu” nồng cháy
- Người giàu khó bỏ phố về quê: "Quen lối sống hào nhoáng thì ít ai chịu được khổ"