Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
106 lượt xem

Vì sao nói: Ông bà cha mẹ “chịu thiệt” 3 phần, con cháu hưởng phúc 7 phần?

Khi còn nhỏ, tôi thường nghe người lớn nhắc đi nhắc lại câu “Một tấm lòng, một ruộng phúc”. Đôi khi tôi tự hỏi bản thân: “Phúc phận có phải do nỗ lực, chăm chỉ mà có được hay không? Phúc phận vì sao lại liên quan đến tấm lòng? Và vì sao nói: Tổ tiên ‘chịu thiệt’ 3 phần, con cháu hưởng phúc 7 phần?

Kì thực, ‘chịu thiệt’ ở đây không phải là thua kém, ngốc nghếch hay nói về sự nhu nhược, ‘chịu thiệt’ ở đây là chỉ sự khiêm nhường, không tranh với đời, tích đức hành thiện để con cháu đời sau có tương lai tốt đẹp hơn. Dưới đây là 2 câu chuyện nói về phúc báo do có lòng tốt và con cháu hưởng phúc do tổ tiên chăm chỉ tích đức, hành Thiện.

Phúc phận và tấm lòng khoan dung rộng lớn

Chuyện kể rằng có một phú ông giàu có, ông cũng thường được người dân trong làng gọi là “Viên ngoại”. Một hôm, ông mời tiên sinh Âm Dương tới nhà để xem mộ, nơi chôn cốt sau 100 năm. Sau khi tiên sinh Âm Dương đến, lão viên ngoại có việc bận, không đi cùng được, ông bèn gọi cháu trai đi cùng.

Lúc tiên sinh Âm Dương và đứa cháu trai đi dọc bên thuở ruộng, cậu bé đột nhiên kéo tiên sinh về phía trước, trốn sang một bên. Tiên sinh thấy khó hiểu. Một lúc sau, họ đứng dậy, cậu bé mới từ từ giải thích: “Lúc nãy, cháu thấy mấy cậu thanh niên này tuốt lúa trong trang trại nhà cháu. Gia đình họ rất đáng thương và vô cùng khó khăn, cháu sợ họ nhìn thấy và cảm thấy xấu hổ, vì vậy cháu đã tránh đi, bây giờ họ đã đi về phía xa xa kia rồi”.

Tiên sinh Âm Dương nghe vậy, cảm thấy đây là một cậu bé hiểu chuyện và có tấm lòng rộng mở, ông liền kéo tay cậu bé bước chậm lại, vừa đi vừa nói: “Gia tộc có một đứa cháu như thế này, sau trăm năm mộ chôn cất ở đâu, ở đó đều là ngôi mộ tốt”.

Người xưa có câu: Mười mẩu ruộng tốt cũng không bằng một tấm lòng tốt. Người có lòng tốt to lớn bao nhiêu, thì có thể làm được nhiều việc tốt cho đời bấy nhiêu, người tích được bao nhiêu đức, thì sẽ có nhiều phúc phận bấy nhiêu.

Phúc phận của một người không đến từ đấu tranh hay làm việc chăm chỉ, mà là từ những việc làm tích đức hành thiện mỗi ngày.

Đấu tranh và chăm chỉ chỉ là hình thức, bởi vì sẽ không có miếng bánh ‘miễn phí’ từ trên Trời rơi xuống. Con người phải giành lấy nó thông qua những phương tiện thích hợp.

Giành được những thứ không thuộc về mình, thông qua phương thức không chính đáng thì chính là đang làm điều xấu, từ đó tổn đức tạo nghiệp, cuối cùng sẽ phải chịu báo ứng thích hợp.

Tổ tiên tích Đức, phúc phận cháu con

Người thời xưa rất thấu hiểu mối quan hệ giữa đức và tiền, người có đức thì mới có tiền tài phú quý, quyền cao lộc dày, mới có con cháu đầy đàn, dòng họ truyền đời, kế tục phồn vinh. Cho nên người thời xưa rất chú trọng tu tâm hướng thiện, chú trọng tích đức.

Lâm Tắc Từ người triều Thanh, vào thời Đạo Quang, ông được triều đình bổ nhiệm làm Khâm sai đại thần, nhận lệnh đi tới Quảng Châu để ngăn cấm thuốc phiện. Vào lúc đó, có rất nhiều người muốn hối lộ cho ông, nếu ông muốn phát tài thì có thể dễ dàng kiếm được hàng triệu lượng bạc, đủ khiến cả gia tộc ông sống không cần lo nghĩ về vấn đề ăn mặc.

Nhưng Lâm Tắc Từ là bậc chí sĩ lo cho nước, lo cho dân, ông biết rằng thuốc phiện sẽ đầu độc bách tính, nguy hại khôn lường, nên ông đều cự tuyệt tiền hối lộ của những nhà buôn này, ở chấn Hổ Môn, ông đã cho tiêu hủy gần hai vạn hộp nha phiến. Vào năm kế tiếp, quân đội Anh đã uy hiếp triều đình nhà Thanh, triều đình vì để cầu hoà nên đã cách chức và điều tra Lâm Tắc Từ, đày ông ra ải biên cương. Lâm Tắc Từ phải sống trong cảnh lưu đày suốt năm năm.

Người thanh liêm như Lâm Tắc Từ, vậy con cháu của ông sẽ thế nào? Sau khi Lâm Tắc Từ qua đời, Lâm gia tuy không có của cải tích góp, nhưng cũng không vì thế mà lụi bại. Con cháu mấy đời của ông, có nhiều người học hành thành đạt, đời cháu chắt ông có người thi đỗ học vị tiến sĩ, cử nhân.

Tới thời Dân Quốc, dòng dõi thi thư của Lâm gia vẫn phát triển. Viện trưởng Tòa án tối cao khi đó là Lâm Tường, chính là con cháu của Lâm Tắc Từ, hơn nữa Lâm Tường cũng có đạo đức rất cao thượng.

Sự thanh liêm và từ chối nhận hối lộ chính là tích đức làm việc thiện, cho nên con cháu đời sau của Lâm Tắc Từ mới có phúc báo lớn ngần ấy.

Trọng thần triều nhà Thanh, Tướng quân Tăng Quốc Phiên, là người quyền cao chức trọng, nắm giữ quyền hành về tài chính, nhưng ông lại có thể làm được việc không lấy tiền của quân đội đem về nhà dùng; trong tay nắm giữ tài chính quyền lực mà không hề mảy may lòng tham khoản thuế muối, ông không có ý muốn phát tài, cũng không mong muốn tích tiền tài cho con cháu của mình, vì ông lo rằng con cháu đời sau nhiễm lối sống xa xỉ, khó có thể thành tài.

Dưới ảnh hưởng của Tăng Quốc Phiên, con cháu đời sau của Tăng gia đã tự lực cánh sinh, cầu tiến vươn lên, hơn nữa lại còn xuất hiện rất nhiều những nhân tài ưu tú. Có người thống kê rằng, gia tộc nhà họ Tăng, trong gần 200 năm tính từ thời Tăng Quốc Phiên trở đi, cả tám thế hệ không có một ai “phá gia chi tử”. Trong số con cháu dòng họ Tăng có gần 200 người được giáo dục bậc cao, còn có những nhân tài nổi danh, tổng cộng lên đến hơn 240 người.

Vậy thì kết cục của việc tranh giành của cải bất nghĩa sẽ như thế nào?

Cũng là một câu chuyện vào triều nhà Thanh, ở Quảng Đông có ba gia đình làm kinh doanh giàu có, họ là Ngũ Thị, Phan Thị và Khổng Thị. Ba nhà này nhờ vào chiến tranh nha phiến đã phát tài trên nạn lớn của quốc gia, kiếm được hàng trăm triệu lượng bạc.

Của cải của ba nhà này có thể nói là sánh ngang với tài sản của quốc gia, bọn họ ăn mặc xa xỉ, ra vào có xe đưa xe đón, sống cuộc sống trong nhung gấm xa hoa.

Lúc đó, phàm là có bức tranh chữ cổ nổi tiếng, thì đa số đều được đóng lên đó con dấu của Ngũ Thị, Phan Thị hoặc Khổng Thị, điều đó nói lên rằng những bức tranh chữ quý giá đó đều đã từng được ba dòng họ đó sở hữu rồi. Nhưng chỉ vài chục năm sau, trong số các con cháu đời sau cả ba dòng họ này, không có bất kỳ ai thành tài, tất cả đều suy bại không chừa một ai.

Vào thời đó, ở Thượng Hải có một thương gia họ Trần giàu có, có thể nói là ông vua trong ngành xây dựng nhà ở. Tài sản Trần gia lên tới 40 triệu đồng bạc, hai người con trai của ông ta, mỗi người được phân chia 20 triệu đồng bạc.

Lúc đó có một nửa đồ đồng cổ nổi tiếng Trung Quốc là thuộc sở hữu của Trần gia. Từ đó có thể tưởng tượng được mức độ xa hoa của họ. Nhưng mà, bảy năm sau, giá đất ở Thượng Hải đột nhiên rơi rớt thảm hại, nhà họ Trần đầu cơ thất bại, dẫn tới phá sản.

Đồ cổ, vàng bạc châu báu, nhà cửa đất đai của Trần gia, hầu như tất cả tài sản đều bị ngân hàng tịch thu để bán lấy tiền.

Trong “Lễ ký – Đại học” có một câu nói: “Hoá bội nhi nhập giả, diệc bội nhi xuất”. Đại ý nói: Nếu một người có được tiền tài bằng những thủ đoạn bất chính, đi ngược với đạo lý, thì tiền tài kiếm được ấy cũng sẽ ra đi theo cách thức không tốt và không hợp với lẽ thường.

Thời xưa giảng rằng, những gia đình danh giá thường xem trọng đức hạnh, phẩm chất, có nội hàm đạo đức thâm sâu. Đức mà vài đời tổ tiên tích lại đủ để con cháu bao nhiêu đời sau hưởng phúc phận. Đó là điều mà con người ngày nay vốn bị thấm sâu trong quan niệm vô thần không thể nào tưởng tượng được.

Con người thời nay đi ngược hẳn với người xưa, họ đã vứt bỏ cái đức vốn là thứ căn bản nhất quyết định tương lai và vận mệnh của con người.

Bài viết cùng chủ đề: