Đừng nghĩ ‘để con lớn rồi dạy’, có những thói quen nên uốn nắn cho bé càng sớm càng có lợi.
Không phải chỉ ở bên cạnh lo cho bữa ăn, giấc ngủ của con, ba mẹ nên dành thời gian để quan tâm và dạy con những điều nhỏ nhặt nhất. Quan niệm “để con lớn rồi dạy” thực chất không đúng chút nào. Thực tế, ngay từ nhỏ trẻ đã biết tiếp nhận thông tin và bắt chước hành vi của người lớn, từ đó hình thành thói quen tốt hoặc không tốt. Trong đó, cha mẹ cần dạy con cách ứng xử đúng đắn càng sớm càng tốt.
Để làm được điều này, là cha mẹ cần thực hành những điều sau:
Cha mẹ là tấm gương cho con
Việc cha mẹ là hình mẫu trong việc thể hiện sự kính trọng là phương pháp giáo dục hiệu quả nhất đối với trẻ. Cha mẹ cũng nên dành sự tôn trọng cho con bởi trẻ cần được đối đãi với sự tôn trọng tương tự như người lớn. Cha mẹ lắng nghe trẻ nói sẽ xây dựng lòng tin và sự hiểu biết giữa cha mẹ và con cái đồng thời tăng cường sự tự tin và khả năng lắng nghe ở nhà.
Cha mẹ nên dạy con cách ứng xử đúng đắn ngay từ khi còn nhỏ.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần hành xử đúng đắn trong mọi tình huống. Trong giao tiếp sử dụng ngôn ngữ lịch sự, không quên nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi khi cần thiết. Trẻ nhỏ sẽ học theo cách ứng xử của cha mẹ thông qua quan sát và mô phỏng những lời nói và việc làm của họ.
Đừng nhượng bộ trước hành vi thiếu tôn trọng
Nếu thấy con thiếu tôn trọng, thô lỗ cha mẹ đừng nhắm mắt làm ngơ mà hãy thể hiện ngay thái độ không hài lòng. Cha mẹ có thể chỉ ra hậu quả của điều này để con nhận ra sai lầm của mình.
Uốn nắn các kỹ năng cơ bản
Từ bé nên dạy con cách ứng xử cơ bản như nói lời cảm ơn, xin lỗi, xin chào là rất quan trọng mà mọi trẻ cần học. Người nghe sẽ thấy vô cùng cảm kích và vui vẻ khi nghe những lời này từ đứa trẻ.
Trẻ cần hiểu rằng cách cư xử đơn giản này cũng là một hình thức đồng cảm. Điều này dạy con cách tôn trọng người khác.
Khen ngợi khi con hành xử đúng
Khi thấy con dành sự kính trọng với người xung quanh, cha mẹ đừng ngần ngại biểu dương con bằng những lời khen ngợi. Nhưng không nên khen quá chung chung mà hãy ghi nhận hành động cụ thể của con. Chẳng hạn như: “Mẹ thấy rất vui khi con đã chào hỏi người khác”. Qua đó, trẻ hiểu rõ hơn về hành động đáng tự hào của mình và cảm nhận được sự đánh giá cao. Từ đó trẻ cũng có thêm động lực trong việc duy trì hành vi tích cực.
- Mục đích của một người phụ nữ đã có gia đình vẫn ngoại tình là gì? Hãy lắng nghe tâm sự của 3 người phụ nữ này
- Tây Ninh: Trang trại gà “có 1 không 2”, tiết kiệm được gần 100 triệu đồng tiền điện
- Long An: Nuôi con bổ dưỡng trong lồng, vừa dễ chăm vừa bán được giá, cứ 150.000 đồng/cặp cho thu nhập trăm triệu
- Bến Tre: Biến lốp xe cũ thành “King Kong”, bán giá 65 triệu đồng
- Đấu giá hàng chục lô đất vùng ven Hà Nội, khởi điểm dưới 15 triệu/m2