Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
150 lượt xem

Nếu bạn thuộc 3 kiểu cha mẹ như thế này thì đừng trách sao con bất hiếu, sửa ngay kẻo gia đình mất phúc

Nhiều cha mẹ than thở rằng sao họ yêu con nhiều thế mà con lại không thương lại mình, đó là vì cách yêu thương ngột ngạt.

Nếu bạn thuộc những dạng cha mẹ dưới đây hãy tự xem lại bản thân và cách yêu thương với con để tránh hối tiếc sau này:

Cha mẹ hay kể lể công lao với con

Nuôi con là cả một hành trình dài có nhiều khó khăn. Thế nên không thể nói nuôi con là dễ dàng, nhất là với thời đại bây giờ. Nhưng người làm cha mẹ mà suốt ngày kể lể công trạng với con sẽ khiến đứa trẻ áp lực. Nhiều cha mẹ thường có câu “Bố mẹ đã vất vả như thế sau này con nhớ phải báo hiếu bố mẹ nhé”, “Ôi giời ơi bố mẹ nuôi mày khổ lắm”…”Sau này khi lớn đi làm nhớ cho lại mẹ tiền nhé”, “Con phải nhớ không có bố mẹ thì…”, “Bố mẹ vất vả vì con”… Những câu kể lể công trạng của cha mẹ sẽ khiến con cái cảm thấy mắc nợ họ.

Những áp lực của cha mẹ từ những lời kể lể đó sẽ dần ám ảnh tâm lý của con khiến con cảm thấy mắc nợ và phải trả nợ cha mẹ. Sự kể lể khiến cuộc sống trong gia đình không vui vẻ nữa.

Việc con cái có hiếu hay không, không phải do bạn kể lể công lao để con phải khắc ghi. Việc con có hiếu sẽ xuất phát từ việc cách sống của bạn với người thân của mình, cách dạy con vui vẻ và biết ơn những gì nhận được trong cuộc sống. Bạn không nên giấu con về nỗi vất vả của mình nhưng không cần kể lể mà con sẽ dần hiểu và cảm nhận được từ chính sự lạc quan yêu thương và tin tưởng của bạn.

Cha mẹ luôn nói “Lớn rồi con sẽ hiểu”

Câu lớn rồi con sẽ hiểu hay Con còn bé chưa hiểu được đâu khiến con cái cảm thấy cha mẹ không thực sự là nơi chúng cần. Khi trẻ nhỏ cần tìm tới cha mẹ để có được câu trả lời, tức là chúng đang rất tin tưởng bạn và cầu cứu bạn. Đừng phớt lờ câu hỏi của chúng, đừng trả lời đại khái hoặc nói một câu rất mông lung “con lớn lên con sẽ hiểu”

Giai đoạn nhỏ trẻ càng cần tìm hiểu bao nhiêu thì càng cần rõ bấy nhiêu. Đó là lúc con phatst triển nhận thức. Chính câu nói đó của cha mẹ khiến con không thỏa mãn và chúng khao khát lớn lên để hiểu mọi thứ.

Bởi vậy nếu cha mẹ nói lớn lên con sẽ hiểu khiến chúng không biết khi nào là lớn. Câu nói đó của cha mẹ giống như vứt con vào nơi mênh mông vô định. Cha mẹ nên tìm cách trả lời cho con trong sự phù hợp với độ tuổi của con, để con hiểu được điều mà chúng đang thắc mắc. Câu trả lời lớn lên con sẽ hiểu chính là một cách trả lời vô trách nhiệm của cha mẹ và thể hiện cha mẹ không phải là nơi để con tin tưởng nhất, tìm đến khi cần nhất. Nếu bạn chưa thể trả lời ngay vì chưa biết trả lời con thế nào thì hãy hẹn con vào lúc nào đó và tìm tư vấn để có câu trả lời thích hợp cho con, kể cả vấn đề lớn hay nhỏ. Lúc đó con sẽ luôn tin tưởng bạn và luôn tìm về với bạn, và bạn không cần kiểm soát con mà con sẽ tự chia sẻ vấn đề của mình với cha mẹ.

Cha mẹ không tôn trọng sự riêng tư của con

Con trẻ thời nay càng cần sự riêng tư và cái tôi cao. Nên cha mẹ không thể “xồng xộc” vào cuộc sống riêng của con. Hãy tôn trọng vùng cấm địa của trẻ.

Khi bạn tạo phòng riêng cho bé hãy gõ cửa khi vào, đừng lục đồ riêng tư hay nhật ký của con. Trẻ con bây giờ khác xưa, hơn nữa chúng ta cần dạy trẻ biết tôn trọng người khác, tôn trọng sự riêng tư thì chính cha mẹ cũng không thể nhân danh người thân mà tự ý hành động, xâm phạm vào vùng riêng của con.

Đừng cho rằng con còn nhỏ nên cha mẹ tự ý quyết định. Bạn cần hỏi ý kiến của con, đó cũng là cách bạn dạy cho con biết hỏi ý kiến người khác khi cần quyết định một việc gì.

Cha mẹ cần xem con là một cá thể độc lập với mình không thể kiểm soát con như kiểu mình là cha mẹ làm gì với con cũng được. Như vậy càng lớn trẻ sẽ càng lánh xa cha mẹ để bảo toàn chính mình, và gia đình lại không còn là nơi an toàn nhất của chúng nữa.

 

Bài viết cùng chủ đề: