Lần đầu tiên một “quốc bảo” là con rùa bằng đồng với 4 mũi tên và 32 chữ khắc trên lưng có niên đại hơn 3000 năm lịch sử lại gây chú ý của giới khảo cổ, thậm chí được đưa lên trang web của bảo tàng quốc gia thu hút sự quan tâm, thảo luận và giải mã của nhiều giới trong thời gian dài đến vậy.
Khi nói đến rùa, người Trung Quốc có câu tục ngữ “Thiên niên vương bát vạn niên quy” để hình dung về tuổi thọ vô cùng lớn của loài rùa. Thậm chí vào thời cổ đại, trong số các dụng cụ dùng để xem bói cũng có rùa. Vào năm 2003, Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc đã kêu gọi người dân nộp lại những cổ vật mà họ đang có. Tại thời điểm đó, rất nhiều người đã nhiệt tìnɦ trao lại các món đồ cổ, di vật lịch sử mà họ giữ cho nhà nước. Trong số các bảo vật được nhà nước trưng thu lại, có một món đồ gây chú ý giới khảo cổ. Đó là con rùa bằng đồng với 4 mũi tên cắm trên lưng do một người nông dân già vô tìnɦ thu được khi đang câu cá dưới sông.
Các chuyên gia cho rằng nó có niên đại hơn 3000 năm lịch sử. Điều đặc biệt khó hiểu của con rùa đồng này là nó có mũi tên trên lưng. Sau khi bàn bạc, bảo tàng quốc gia đã quyết định cho công bố bức ảnh của “rùa đồng” này trên trang web chính thức, nhằm thu hút thảo luận và nghiên cứu của nhiều giới trong một thời gian dài. Một số người cho rằng các mũi tên trên lưng rùa tỏa ra 4 hướng, nên đặt tên bảo vật này thành “Quy tâm tứ tiễn”.
Theo người đàn ông trung tuổi đã giao nộp lại rùa đồng cho biết, ông làm nông ven sông quanh năm. Tại thời điểm đó, khi đang chuẩn bị câu cá, ông nhìn thấy vật gì đó như một con rùa đang bị thương nằm ở ven sông nên có ý định mang về cứu chữa. Sau khi lại gần, ông mới phát hiện thì ra đó là một món đồ bằng đồng thời cổ đại. Cùng lúc đó nhận được thông báo về việc Bảo tàng quốc gia kêu gọi mọi người nộp lại cổ vật, ông lão đã không do dự đem món đồ này mang đi giao nộp.
Qua thẩm định của chuyên gia, món đồ đồng này có hìnɦ dạng của một “con rùa”, thực tế nó không được gọi là “rùa”(quy) mà được gọi là “ba ba” (nguyên). Đây là một trong những họ nhà rùa, vì kích thước lớn, một số con có thể nặng tới 100 kg. Vì vậy, bảo tàng đã đặt tên cho bảo vật này là “Tác sách ban thanh đồng quy” (tác sách là chỉ tên một loại quan sử thời cổ đại). Trên lưng con ba ba này có 4 dòng chữ, tổng cộng gồm 32 chữ: 32 dòng chữ trong bốn dòng: “Bính thân, Vương vu Hoàn, hoạch. Vương nhất xạ, xạ tam, luật vong (vô) phế thi. Vương lệnh (mệnh) tẩm (quỳ) huynh (huống) vu tác sách ban, nhật: thấu vu Dong, tác nữ (Nhữ) bảo”.
Toàn bộ thân hình của ba ba bằng đồng được hiển thị rõ ràng, đầu và đuôi thò ra duỗi sang phải, bốn chân choãi ra ngoài, dưới bốn gót chân đều có một đế vuông đỡ chân vững chắc, phía trên vai có 1 mũi tên, phần lưng bên trái cắm 2 mũi tên, phần thân dưới có 1 mũi tên. Điều này đã khiến các chuyên gia khảo cổ mất khá nhiều thời gian để giải mã.Theo truyền thuyết, Thương trụ vương Đế Tân ( vị vua cuối cùng của nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc) đã tổ chức một cuộc thi bắn tên ở An Dương (Anyang), tỉnh Hà Nam hơn 3000 năm trước. Thương vương đã tới sông Hoàn ( còn gọi là sông An Dương), ông bắn mũi tên đầu tiên xuống sông, vừa hay mũi tên trúng vào một con ba ba đang ngao du trên sông lúc đó. Viên tác sách đứng cạnh vua lúc này (tên một vị quan thời cổ – ban) giả như khen ngợi Thương vương Đế Tân võ nghệ cao cường. Thương vương vui vẻ bắn tiếp 3 mũi tên nữa, sau đó lệnh cho người nhặt xác ba ba lên bờ tặng lại cho viên quan.
Vị ban này sau khi mang xác ba ba về nhà đã cất giữ rất kỹ. Sau đó ông tìm một số thợ thủ công lànɦ nghề trong khu phố để làm một con ba ba bằng đồng dựa trên mô hình của xác ba ba được vua ban thưởng. Vì muốn để cho hậu duệ sau này có thể biết được khởi nguồn lai lịch của ba ba đồng, ông đã yêu cầu khắc lên lưng ba ba đoạn văn kể lại câu chuyện đã xảy ra vào ngày hôm đó, cũng chính là 32 chữ được tìm thấy trên lưng ba ba đồng.
Những điều được mô tả trong 32 chữ khắc này cũng rất huyền thoại, đồng thời cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu về tục bắn tên trong triều đại nhà Thương và Chu. Các chuyên gia khảo cổ cho biết, chữ “ban” này còn xuất hiện trên rất nhiều cổ vật bằng đồng của nhà Thương, cho thấy nó từng là những phần thưởng khác nhau giành cho những người đã cùng kề vai sát cánɦ với Thương vương chinh chiến Nam Bắc, lập nên nhiều chiến công.
- X͏ót͏ x͏a͏ c͏h͏ồn͏g͏ t͏a͏y͏ ô͏m͏ t͏r͏o͏ c͏ốt͏ v͏ợ, t͏a͏y͏ b͏ế c͏o͏n͏ g͏ái͏ s͏i͏n͏h͏ n͏o͏n͏ k͏h͏óc͏ n͏g͏ất͏ đ͏òi͏ s͏ữa͏: “E͏͏m͏͏ ở c͏͏h͏͏ốn͏͏ ấy͏͏ p͏͏h͏͏ù h͏͏ộ c͏͏h͏͏o͏͏ b͏͏a͏͏ b͏͏ố c͏͏o͏͏n͏͏ a͏͏n͏͏h͏͏ n͏͏h͏͏é!”
- Mưa thấm lá cũng đủ tươi xanh các bác ạ
- Hà Nội dự kiến xây đập tràn trên sông Hồng, sông Đuống
- Tính cách đặc trưng của bé qua các khung giờ sinh: Chào đời lúc 11-13h là đứa con "trời phú"
- Chàng trai dân tộc Giáy ở Lào Cai nấu tinh dầu dược liệu thơm khắp làng, thu tiền tỷ mỗi năm