EQ là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự thành công của một người sau này, cha mẹ cần chú ý trau dồi cho con mình ngay từ nhỏ.
Trong quá trình phát triển của con cái, gia đình đóng vai trò rất quan trọng. Ngoài nhân cách, cha mẹ đặc biệt chú trọng tới sự phát triển trí tuệ của trẻ. Nếu muốn con mình chiến thắng từ vạch xuất phát, cha mẹ nên nhấn mạnh vai trò của EQ lẫn IQ. 2 yếu tố này cần phải song hành cùng nhau mới giúp trẻ phát huy hết tiềm năng của bản thân.
Sự quan trọng của IQ và EQ
Trên thực tế, việc trau dồi trí tuệ cảm xúc (EQ) của trẻ rất quan trọng, thậm chí còn quan trọng hơn cả chỉ số thông minh (IQ).
Richard Weissbourd, giáo sư tâm lý học hành vi trẻ em tại Đại học Harvard trong quá trình nghiên cứu của mình đã phát hiện ra trẻ có 3 cơ hội để trở nên thông minh hơn. Đó là nhờ vào giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội.
Ông nói: “Trẻ có 3 cơ hội để thông minh hơn, nhưng thay vì chú trọng IQ, cha mẹ hãy tập trung trau dồi EQ cho trẻ nhiều hơn”.
Tương tự như vậy, đồng nghiệp Daniel Goleman của ông, cựu sinh viên tốt nghiệp ngành tâm lý học Đại học Harvard và là cựu tổng biên tập của tạp chí The New York Times cho rằng, trí tuệ cảm xúc hữu ích hơn chỉ số thông minh trong việc giúp một người đạt được thành công.
Khi trẻ đi học, IQ cao có thể giúp chúng đạt điểm số xuất sắc ở trường. Tuy nhiên, EQ cao lại giúp trẻ trở thành một người tốt, sống tử tế, có định hướng rõ ràng trong cuộc sống và phát triển toàn diện tài năng của mình.
Ngoài ra, tầm quan trọng của gia đình đối với con cái cực kỳ quan trọng. Để giúp trẻ vượt qua những thời điểm chán nản, thất bại trong cuộc sống, vai trò của cha mẹ là không thể tách rời.
Albert Bandura, một nhà tâm lý học hành vi người Mỹ nổi tiếng đã dành cả cuộc đời của mình để nghiên cứu hành vi và lý thuyết giáo dục gia đình đối với trẻ vị thành niên, ông có những nhận định khiến cho mọi người phải suy nghĩ. Theo đó, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục gia đình, con cái thường rất dễ bắt chước những lời nói và việc làm của cha mẹ mình.
Mặc dù trí tuệ cảm xúc và chỉ số thông minh đều là vô hình, nhưng sức mạnh tồn tại của chúng rất lớn.
Vai trò của EQ đối với sự phát triển của trẻ
Khi một đứa trẻ có EQ cao, chúng sẽ biết cách quản lý cảm xúc của mình, không dễ nổi nóng, cáu giận, dễ dàng điều tiết được cảm xúc tiêu cực trong ngắn hạn. Hơn nữa, trẻ có khả năng đồng cảm, thấu hiểu, có mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh.
Chuyên gia về phát triển trẻ em, giáo sư tâm thần học Stanley Greenspan tại Trường Y Đại học George Washington đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ trưởng thành về mặt cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong sự thành công về mối quan hệ lẫn công việc.
Lợi ích của một đứa trẻ khi có EQ cao chẳng hạn như:
– Có ý chí mạnh mẽ
Khi một đứa trẻ được cha mẹ chú trọng tới cảm xúc ngay từ nhỏ, khi lớn lên chúng thường có ý chí rất mạnh mẽ. Trẻ hiểu “tôi muốn gì” hơn các bạn cùng tuổi, có xu hướng độc lập và tự tin hơn.
Đặc biệt khi đối mặt với khó khăn và thất bại, trẻ không dễ dàng thỏa hiệp và bỏ cuộc.
Nghiên cứu của các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, trẻ em có ý chí mạnh mẽ có khả năng kiểm soát sự chú ý, cảm xúc và hành vi của mình hơn.
– Phát huy trí thông minh
Một đứa trẻ có EQ cao thường có khả năng tập trung tốt và biết kiên trì trong học tập. Chúng biết cách vượt qua sự chán nản khi gặp khó khăn, không tự mãn khi đạt thành tích cao, không dễ dàng bỏ cuộc khi gặp thất bại. Trẻ có trí tuệ cảm xúc cao thường rất thông minh.
– Biết đồng cảm và có tinh thần trách nhiệm cao
Trẻ có EQ cao đặc biệt hiểu được sự đồng cảm là gì. Những đứa trẻ như vậy có xu hướng hiểu rõ hơn về sự đồng cảm và trách nhiệm, biết cách kiểm soát cảm xúc của chính mình và cảm xúc của người khác.
Trẻ em có EQ cao nhìn thế giới một cách lạc quan tươi sáng.
Trẻ em có EQ cao nhìn thế giới một cách lạc quan, tươi sáng. Khi trưởng thành, chúng có thể duy trì tốt các mối quan hệ thân thiết với bạn bè, người yêu và gia đình.
Cha mẹ hãy trau dồi EQ cho con mình ngay từ nhỏ, trẻ sẽ có được sự nghiệp thành công và một cuộc sống hạnh phúc khi trưởng thành.
Daniel Gorman, nhà tâm lý học được mệnh danh là “cha đẻ của trí thông minh tri giác” tin rằng, cảm xúc là yếu tố quyết định đến sự trưởng thành của trẻ. Và cha mẹ nên có ý thức vun đắp tình cảm cho trẻ ngay từ nhỏ.
- Cán bộ xã vùng khó trồng hoa mẫu đơn, bất ngờ khách đến check-in đông nghìn nghịt
- Nghịch cảnh của những người mua đất rộng, xây nhà lớn và cả đời còng lưng…trả nợ!
- 7 thực phẩm trẻ càng được ăn nhiều càng thông minh sáng dạ
- Hối hận khi xây nhà to ở ngoại thành: 2 tầng lầu bỏ trống, con nhút nhát vì tiếp xúc ít người
- Vi phạm đấu giá nhà đất 225m2 ở Hà Nội: Thực hiện nghiêm kết luận thanh tra