Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
108 lượt xem

Giáo sư Harvard tiết lộ: Muốn nuôi dạy con tốt nhất, cha mẹ phải làm được 7 điều

Giáo sư Ronald Ferguson đã phỏng vấn nhiều bậc cha mẹ cùng với con cái của họ để tìm ra những chìa khóa quan trọng nhất trong việc dẫn lối trẻ đến với thành công.

“Công thức” để nuôi dạy những đứa trẻ thành công mà giáo sư Ronald Ferguson tiết lộ bao gồm 7 vai trò quan trọng của cha mẹ.

7 vai trò cha mẹ cần làm để nuôi dạy những đứa trẻ thành công

Thứ nhất, đối tác học tập sớm

Cha mẹ cần khơi dậy hứng thú học tập cho trẻ em càng sớm càng tốt, đặc biệt là trước khi trẻ bắt đầu đi học. Hầu hết những đứa trẻ thành công mà ông phỏng vấn đều có thể đọc những từ cơ bản vào thời điểm bắt đầu đi học mẫu giáo. Một số đã chia sẻ rằng, bản thân càng cảm thấy hứng thú học tập nhờ cảm giác “dẫn đầu”, khi giáo viên hào hứng ngợi khen việc họ có thể đọc sớm, hiểu bài nhanh.

Thứ hai và thứ ba, đảm bảo thế giới đối xử đúng cách với con và “sửa chữa” nếu tồn tại sai lầm

Phụ huynh nên dành thời gian để quan tâm tới những điều mà đứa trẻ đang nhận được từ nhà trường. Nếu không được đảm bảo những giá trị cần thiết, cha mẹ nên sớm có động thái can thiệp nếu cần, theo hướng tích cực. Trong trường hợp này, họ đóng vai trò như những “người sửa chữa” để đảm bảo rằng con mình sẽ không bị bỏ lỡ những cơ hội lớn trong đời, ngay cả khi thiếu nguồn lực.

Các bậc cha mẹ có thể sống trong cảnh vất vả, nhưng nếu họ thấy một cơ hội được đánh giá là cần thiết cho sự thành công của con cái trong trường học hoặc trong cuộc sống, họ sẵn sàng đánh đổi nhiều điều để con mình có được nó.

Thứ tư, họ cũng là người tiết lộ

Để trở thành “người tiết lộ”, cha mẹ cần cho trẻ em thấy những điều kỳ diệu của thế giới. Vì vậy ngay cả khi trẻ lớn lên trong cảnh nghèo khó, chúng vẫn được mở mang tầm mắt thông qua những lần tham quan viện bảo tàng, dành thời gian ở thư viện và gặp gỡ nhiều người xung quanh.

Thứ năm, những nhà triết học

Những nhà triết học đồng hành trong chặng đường phát triển của trẻ sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình khai phá hứng thú học tập. Bởi vì họ sẽ giúp trẻ tìm ra mục đích của học tập, cũng như tầm quan trọng của tri thức.


Nếu một đứa trẻ 3 tuổi đưa ra những câu hỏi sâu sắc, các bậc cha mẹ triết gia sẽ không tảng lờ câu hỏi. Thay vào đó, họ cố gắng trả lời theo cách làm tăng thêm hiểu biết của đứa trẻ về cuộc sống.

Vai trò thứ sáu, hình mẫu mà đứa trẻ muốn noi theo

Trẻ thường học hỏi từ những gì chúng quan sát (nhất là kinh nghiệm trong cuộc đời cha mẹ) nhiều hơn là những điều khô khan mà các bậc phụ huynh giáo huấn. Bản thân cha mẹ cũng nên dành thời gian cho chính mình để học hỏi, phát triển bản thân. Khi ly nước của bạn không đong đầy, làm sao bạn có thể chia sẻ với người khác. Khi bạn không có giá trị gì, sao bạn có thể trao giá trị cho người khác.

Thứ bảy, những nhà thương lượng

Cha mẹ nên dạy trẻ cách tôn trọng, đồng thời cũng là cách tự vận động. Trẻ cần được hướng dẫn để biết cách bảo vệ lợi ích của chính mình và đối phó với những người có thể tác động tới quyền lợi của trẻ.

Điều gì xảy ra khi cha mẹ thất bại trong những vai trò này?

Theo Ronald Ferguson, phụ huynh không thể đạt được những vai trò quan trọng phía trên có thể sẽ dẫn tới những vấn đề lớn.

Chẳng hạn như, nếu cha mẹ không phải là một đối tác học tập sớm, đứa trẻ sẽ bắt đầu đến lớp mẫu giáo với tâm lý chán ghét việc học tập. Nếu người “sửa chữa” không làm công việc của họ, có khả năng trẻ sẽ mất đi cơ hội để sở hữu một vài kỹ năng quan trọng trong chặng đường phát triển. Nếu không có triết gia, trẻ có thể không tìm thấy mục đích của việc học tập. Nếu không có hình mẫu hoặc người đàm phán, trẻ em có thể thu mình lại khi đối mặt với những kẻ thù mạnh mẽ, thay vì tự vận động.

Cũng có những đứa trẻ không nhận được đầy đủ các điều kể trên mà vẫn có thể thành công, nhưng hành trình của trẻ sẽ vất vả hơn nhiều. Khi có được sự đồng hành đúng đắn từ cha mẹ, trẻ sẽ đạt được những bước tiến quan trọng ngay từ khi còn nhỏ.

*Nguồn: The Harvard Gazette

Bài viết cùng chủ đề: