Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
150 lượt xem

Giáo sư Harvard: Trẻ có 3 loại trí tuệ này mới gọi là thông minh thật, đạt điểm cao chỉ là "thông minh bề ngoài"

Các chuyên gia tại Đại học Harvard đã đề xuất ra một công thức về trí thông minh.

Nhiều người cho rằng, một đứa trẻ thông minh sẽ sở hữu IQ cao và có thành tích học tập tốt. Tuy nhiên, trẻ thông minh không phải lúc nào cũng đạt điểm cao. Thông thường, trẻ sẽ thuộc hai kiểu “thông minh bề ngoài” và “thông minh thực sự”. Kiểu trẻ thông minh đầu tiên nhìn có vẻ vượt trội hơn về mọi mặt, nhưng thực tế cũng dễ bị vượt mặt.

Chính vì vậy cha mẹ cần bồi dưỡng cho con “trí thông minh thực sự”. Các chuyên gia tại Đại học Harvard cũng cho biết, một đứa trẻ thực sự thông minh có “trí thông minh thực sự”. Trí thông minh này không chỉ nhìn thấy trong học tập mà còn thấy rõ ở cuộc sống, công việc,…

Các chuyên gia tại Đại học Harvard đã đề xuất ra: “Lý thuyết về trí thông minh thực sự”. Theo đó, một đứa trẻ thực sự thông minh sẽ sở hữu 3 loại trí tuệ. Chỉ số IQ không có nghĩa là trí thông minh. Nói một cách chính xác, phạm trù trí thông minh rộng hơn chỉ số IQ nhiều.

Giáo sư Harvard David Perkins từng đề xuất một công thức như sau: (Trí tuệ thực nghiệm + trí tuệ thần kinh) * trí tuệ nội tâm = trí thông minh thực sự.

Giáo sư Ngụy Khôn Lâm, công tác tại khoa Tâm lý, Đại học Bắc Kinh, giám khảo chương trình Siêu trí tuệ Trung Quốc cũng từng đề cập đến công thức tính trí thông minh này và giải thích rằng “trí tuệ nội tâm” của trẻ trước hết là biết rõ bản thân, có khả năng tự chủ tốt, biết nhìn sự vật, sự việc một cách khách quan, không thành kiến. Trẻ có “trí tuệ nội tâm” thường mạnh mẽ, biết khuyết điểm của mình ở đâu và đặt mục tiêu hợp lý.

Trong học tập, “trí tuệ nội tâm” cho phép trẻ tập trung vào việc học, tuân thủ các quy tắc. Tại nơi làm việc, “trí tuệ nội tâm” giúp trẻ không chỉ có thể làm tốt công việc hiện tại mà còn có thể phân tích những thành tựu và sai lầm trước đây để nâng cao hiệu quả làm việc. Còn trong cuộc sống, “trí tuệ nội tâm” khiến trẻ tự giác hơn, biết sắp xếp lịch trình, lên kế hoạch cho bản thân.

Còn “trí tuệ thần kinh” của trẻ thường được thừa kế một phần từ cha mẹ. Hoặc một số trẻ em khác sinh ra đã có loại trí tuệ này, nó có thể hiểu nôm na là thông minh bẩm sinh. Thông minh bẩm sinh tuy là món quà sẵn có nhưng vẫn có thể bị ảnh hưởng, bị chậm lại bởi những phương pháp giáo dục sai lầm. Trong khi đó, những đứa trẻ có trí thông minh bình thường có thể bắt kịp hoặc thậm chí trở nên vượt trội ngày này qua ngày khác.

“Trí tuệ thực nghiệm” cũng là một dạng “của cải” khác của trẻ em. Với một người, thông minh thôi chưa đủ mà cần phải có kiến thức và kinh nghiệm. Bằng cách này, trẻ không chỉ hứng thú với những điều mới mà còn có khả năng tiếp nhận mạnh mẽ, biết xử lý những việc khó bằng kiến thức của riêng mình. Dùng chuyên môn, kinh nghiệm,… để hoàn thành nhiệm vụ. “Trí tuệ thực nghiệm” giúp trẻ dễ dàng đối phó với các kỳ thi, các hoạt động ngoại khóa,…

Tất nhiên, cha mẹ nào cũng muốn con mình có được “trí thông minh thực sự”. Nếu muốn vậy, trong quá trình nuôi dạy con cái, cha mẹ cần chú ý rèn luyện 3 loại trí tuệ trên thông qua những việc như phân biệt rõ hành động của trẻ, cái nào là khôn vặt, cái nào là thông minh. Khi đứa trẻ lợi dụng những việc vặt vãnh, cơ hội, trốn tránh trách nhiệm thì dù còn rất nhỏ cũng phải sửa chữa kịp thời, hành vi và tâm lý như vậy sẽ chỉ làm khổ con về sau.

Thứ hai, cha mẹ cần làm phong phú cuộc sống của con. Lớp học và sách không phải là thế giới của trẻ em. Hãy cho con trải nghiệm các kỳ nghỉ, hòa mình vào thiên nhiên. Cuối cùng, hãy để cho con được sống tự chủ.

Bài viết cùng chủ đề: