Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
126 lượt xem

Giáo sư nổi tiếng: 4 sai lầm nguy cấp của cha mẹ khiến trẻ ích kỷ, hỗn láo, "coi trời bằng vung’"

Đáng tiếc, không ít phụ huynh mắc sai lầm này trong khi giáo dục trẻ.

Việc nuôi dạy những nên đứa trẻ thành đạt, biết quan tâm tới người khác và toàn diện, nên được bắt đầu từ gia đình. Gia đình tuyệt vời nhất là những ngôi nhà tràn ngập tình yêu thương, nơi tiếng nói và cảm xúc của trẻ em được ưu tiên.

Các nghiên cứu cho thấy rằng khi lên ba tuổi, trẻ em bắt đầu thể hiện lòng trắc ẩn và sự đồng cảm chân thật, đồng thời có thể hiểu rằng cảm xúc và trải nghiệm của chúng có thể khác với những cảm xúc và trải nghiệm của những người khác.

Là một chuyên gia giáo dục trong lĩnh vực nuôi dạy con cái, dưới đây là một số sai lầm độc hại trong việc nuôi dạy con cái của các bậc phụ huynh mà tôi nhận thấy rằng nó có thể khiến những đứa trẻ trở nên ích kỷ hơn và coi mình là trung tâm vũ trụ khi trưởng thành:

1. Nói “có” với hầu hết mọi thứ

Các nghiên cứu cho thấy rằng những đứa trẻ lớn lên với cảm giác mình là trung tâm, do ba mẹ ông bà quá chiều chuộng, thường quan tâm nhiều hơn đến bản thân, ít thể hiện sự đồng cảm với người khác, và có thể cư xử như thể các quy tắc không hề áp dụng cho chúng.

Dạy con về lòng trắc ẩn đòi hỏi bạn đôi khi phải bắt đầu nói “không” với chúng. Không, bạn sẽ không dọn dẹp hộ chúng. Không, bạn sẽ không mua cho chúng tất cả thứ mà chúng muốn. Không, bạn không được nói chuyện theo cách đó.

Cho con biết hậu quả cho những hành động không lành mạnh của chúng sẽ hỗ trợ khả năng nhìn nhận tình huống từ nhiều góc độ khác nhau của con.

Ví dụ: nếu con bạn gọi anh chị em của mình một cách trống không, đừng để điều đó tiếp diễn. Thay vào đó, hãy nói: “Mẹ cảm thấy [cảm xúc của bạn] khi con nói chuyện với anh trai của mình theo cách đó. Cư xử đúng mực với anh trai của con là một quy tắc trong nhà mình. Việc gọi anh là [cách mà con bạn gọi] một cách trống không như vậy là không thể chấp nhận được, và sẽ có những hậu quả cho hành vi đó.”

2. Không tạo cơ hội chỉ bảo con

Bạn có thể nghĩ rằng chúng không chú ý, nhưng bọn trẻ theo dõi rất kỹ để biết cách bạn phản ứng với các tình huống. Bạn sẽ muốn chúng nhìn nhận điều tốt đẹp ở mọi người theo cách bạn nhìn thấy, bất kể vấn đề có nhỏ tới đâu hay người đó là ai.

Ngay cả những đứa trẻ nhỏ tuổi nhất cũng có thể làm quen với việc đặt mình vào vị trí của người khác. Ví dụ, khi tôi muốn các con của mình muốn giúp đỡ và nghĩ đến nhau thường xuyên hơn:

Tôi: “Mẹ đang làm sandwich. Con muốn ăn loại nhân nào?”

Con trai: “Gà tây ạ!”

Tôi: “Thế còn anh con thì sao nhỉ?”

Con trai: “Cũng gà tây ạ!”

Tôi: “Ừm… Gà tây là món con thích, nhưng hãy nghĩ về anh trai của con. Con nghĩ anh sẽ cảm thấy thế nào nếu về nhà và nhìn thấy con có chiếc bánh sandwich yêu thích của mình còn anh thì không? Con nghĩ anh sẽ thích nhân gì?”

Con trai: “Anh ấy thích bơ đậu phộng và mứt?”

Tôi: “Đúng rồi, mẹ thích cách con nghĩ về cảm xúc của anh con và thứ sẽ khiến anh cảm thấy vui vẻ.”

3. Không nói chuyện, trao đổi về những gì đang xảy ra ở thế giới ngoài kia

Khi trẻ được 8 tuổi, chúng có thể hiểu rằng cảm xúc của một người có thể không chỉ dựa trên những gì đang diễn ra với chúng vào lúc này, mà nó có thể là sản phẩm phụ của những hoàn cảnh cuộc sống xung quanh chúng.

Trong giai đoạn phát triển này, trẻ em cũng hiểu biết cụ thể hơn và cảm thông hơn đối với một nhóm người bị áp bức. Đây là lý do tại sao việc nói chuyện với chúng về những gì chúng nhìn thấy trong tin tức, nghe thấy ở nhà hoặc đọc trên mạng xã hội là vô cùng quan trọng.

Sử dụng những khoảnh khắc này để làm ví dụ cho cách thể hiện sự quan tâm, hỗ trợ hoặc lên tiếng vì người khác. Bạn gieo càng nhiều hạt giống nhân ái, con bạn sẽ càng biết quan tâm đến người khác.

4. Không cho chúng làm quen với công việc tình nguyện

Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể trải qua những gì người khác đã trải qua, nhưng chúng ta có thể kết nối với những người khác thông qua hoạt động tình nguyện.

Lòng nhân ái có nghĩa là xích lại gần và cố gắng hiểu trải nghiệm sống của người khác, và rồi mở rộng trái tim của bạn với họ.

Tôi luôn nói với các bậc phụ huynh hãy cố gắng giảm bớt cái tôi, và tôn trọng cảm xúc của mỗi con người. Đây là cách tôi chọn để sống và cũng là cách sống mà tôi muốn dạy cho các con của mình.

Bài viết cùng chủ đề: