Cách sửa trị khi con ham chơi game kiểu này thấy có nhiều mẹ áp dụng ghê.
Mấy hôm trước, em xem được bài chia sẻ về bé T.G. 14 tuổi vì ham chơi game nên trốn học. Mẹ biết được liền cược với con một phen, cho con chơi game cả ngày lẫn đêm, điều kiện là chỉ được ngủ 5 tiếng trong vòng 3 ngày. Nếu T.G. vượt qua được thử thách, mẹ sẽ cho chơi game thoải mái, không rầy la.
Tuy nhiên, chơi game liên tục 22 tiếng liền, sau đó chỉ ngủ 2 tiếng, mẹ lại gọi dậy, năn nỉ chơi tiếp. Cuối cùng mệt quá không chịu được, T.G. đã chịu thua và phải thực hiện theo giờ giấc mẹ đưa ra, mỗi ngày chỉ được chơi game đúng 1 tiếng.
Cách của người mẹ này chính là cho con chơi game thả phanh nhưng tuyệt đối không cho con dừng lại. Đến khi nào con cảm thấy chơi game mệt mỏi nhiều hơn là vui vẻ, năn nỉ xin mẹ cho nghỉ chơi game thì hẳn dừng lại.
T.G. sau đó đã sợ chơi game, thậm chí không động đến game trong mấy ngày liền. Tuy nhiên cách làm của mẹ T.G. vẫn gây tranh cãi vì ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của con nhỏ. Nhưng nếu con đã vào mức quá ghiền game, không dứt ra được, hết cách, một số mẹ phải áp dụng cách như trên.
Chị Y. cũng là một người mẹ dùng chiêu cho con chơi game đến ngán để con bớt dính vào game, chăm lo học hành. Nhưng chị Y. còn chịu chơi hơn, cho con nghỉ học ở nhà hẳn 1 tuần, ngày nào cũng chơi game thỏa thích hơn chục tiếng đồng hồ.
Theo câu chuyện em xem được trên trang nước ngoài, chị Y. ở Hồ Bắc, xứ Trung đã nhận được nhiều sự khen ngợi, lọt vào top tìm kiếm. Nguyên nhân là vì chị đã chia sẻ câu chuyện làm thế nào để con không còn dính lấy game, bỏ bê việc học nữa.
Cách của chị không phải phụ huynh nào cũng dám thử. Để giúp con trai 8 tuổi cai game, chị đồng ý xin cho con nghỉ học 1 tuần. Đồng thời vạch ra kế hoạch nghiêm ngặt. Kế hoạch được bắt đầu từ ngày 22/11 vừa rồi. Trong 3 ngày đầu tiên được nghỉ học ở nhà chơi game, con trai chị Y. đã “gục ngã” 4 lần vì không theo kịp lịch và KPI của mẹ.
Dân mạng thì người trách kẻ khen. Ai hiểu thì khen chị có cách trị con quá hay. Nhưng một số người lại cho rằng cách này có phần hơi tiêu cực. Mang sức khỏe, thị lực và trí não, sức chịu đựng của con ra thử thách là không ổn. May là con không sao, chứ con chơi game liều mình đến mức nhập viện thì có hối hận cũng không kịp.
Nghỉ học một tuần để chơi game
Vào ngày 22 tháng 11 vừa rồi, chị Y. đã đăng một video lên trang cá nhân kể lại chuyện dạy dỗ con chị. Mở đầu là làm thế nào khi có một đứa con quá ham chơi game. Tiếp đó, chị để lại một lời dẫn:
“Khi tất cả các bạn đã vào lớp, con trai tôi 8 tuổi đang học lớp 3, chính thức bắt đầu nghỉ học từ hôm nay vì ngh.iện game”. Để ra quyết định cho con nghỉ học, người mẹ và cô giáo cũng đã có trao đổi và có hỏi ý kiến con trai. Trong suốt 30 phút con nói chuyện với cô giáo, dù cô khuyên răn thế nào, con vẫn không nghe.
Con nói đi nói lại là con không muốn học nữa, con chỉ muốn chơi game thôi. Trước đó, con trai luôn lén lút chơi game sau lưng mẹ. Trong những giờ học trực tuyến, thay vì nghe cô giảng, con chuyển sang giao diện trò chơi. Thực tế, trước đó, chị Y. cũng đã nghĩ ra nhiều cách giúp con tách ra khỏi game. Nhưng không cách nào hiệu quả.
Ví dụ chị thỏa thuận về thời gian con có thể chơi sau khi hoàn thành bài tập về nhà. Hoặc đưa con ra ngoài chơi các môn thể thao khác nhau vào cuối tuần. Hoặc cho con đi chơi với các bạn. Cuối cùng, chị Y. thấy rằng tất cả các phương pháp đều không hiệu quả.
Trong cơn tuyệt vọng, chị Y. quyết định đáp ứng yêu cầu chơi game thoải mái của con, tôn trọng quyết định của con và cho con tạm dừng việc học. “Thay vì bắt con ngồi học mà cứ ngó lơ đãng, tốt hơn là dành một tuần để cai game cho con dứt hẳn”, chị Y. chia sẻ.
Con “suy sụp” 4 lần chỉ trong 3 ngày
Tất nhiên, việc mẹ tôn trọng, cho con nghỉ học, chơi game thoải mái có đi kèm điều kiện. Chứ con trai tưởng ngon ăn với mẹ à. Chị Y. đã thiết kế cho con lịch chơi game vô cùng nghiêm ngặt. Chị yêu cầu con phải đáp ứng:
Ăn đủ 3 bữa sáng, trưa, chiều, tuy nhiên có khống chế thời gian.
Mẹ sẽ tiến hành xem xét KPI mỗi ngày, tổng kết ngày 2 lần để xem kết quả, thành tích chơi game.
Công nhận chị Y. cao tay ghê, đi học thì cần có điểm số, thành tích, tất nhiên, ở nhà chơi game cũng phải có thành tích mới được. Chính việc chơi game cũng phải đạt thành tích này khiến con trai chị Y. chẳng mấy chốc mà “gục ngã” vì theo không nổi.
Chị Y. kể ngày 22/11 là ngày đầu tiên con bị cho nghỉ học nhưng lại rất hào hứng khi trút bỏ được gánh nặng học hành. Từ 3 giờ 30 chiều đến 12 giờ đêm, con chỉ ra ngoài tầm 10 phút, húp vội vài miếng cơm nguội. Con nóng lòng muốn chơi tiếp, đến 1 giờ sáng thì lăn ra ngủ. Mẹ vào xem con chơi game thế nào, chị khen đùa con giỏi, mẹ ngưỡng mộ con lắm.
2 giờ đêm ngày 23/11, chị Y. lại đăng video bảo con trai cuối cùng cũng chìm vào giấc ngủ, thật là một ngày mệt mỏi. Lúc sáng, mới 6 giờ 45 chị đã gọi con dậy. Chưa bao giờ chị thấy con như vậy, gọi một cái là dậy ngay. Đúng là sức mạnh được làm thứ mình thích quá vô hạn. Trong khi bình thường đi học, gọi nửa tiếng con còn chưa chịu dậy.
Chỉ trong vòng 10 phút, con rửa mặt, đánh răng, ăn sáng, đúng 7 giờ, con ngồi vào bàn, bắt đầu trận đấu game. Từ 7 giờ sáng đến gần 12 giờ đêm, chị Y. để yên cho con trai chơi suốt 16 tiếng đồng hồ.
Khi con trai chơi game, chị Y. cũng tham khảo một số ý kiến của cư dân mạng và cũng biết cách đưa ra đánh giá KPI về trò chơi. Mỗi ngày vào lúc 2 giờ chiều và 12 giờ đêm, chị sẽ tổng kết và xem xét thành tích trò chơi vào buổi sáng và buổi chiều. Tuy nhiên, con trai đã không đạt ngay đợt kiểm tra đầu tiên của mẹ vào lúc 2 giờ chiều ngày 23.
Điều khiến con trai suy sụp đó là nếu không vượt qua được thành tích đặt ra, con phải viết bản kiểm điểm thành một bài luận hẳn hoi. Lúc đầu con đã rất phản đối, khóc lóc, dùng nhiều cách để xin mẹ. Nhưng luật đã đưa ra, cuối cùng, con trai vẫn phải viết kiểm điểm.
Nhưng vì trước đó mải chơi game, con đã lỡ mất giờ ăn trưa, giờ phải viết kiểm điểm nên xem như con nhịn đói. Vừa đói, vừa mệt, vừa buồn ngủ, đến 5 giờ chiều, con ra tủ lạnh lấy đồ ăn thì mẹ ngăn lại. Khi đó, con đã ném đồ ăn đi một cách giận dữ và suy sụp tinh thần lần thứ hai.
Cú đổ vỡ tinh thần lần thứ ba là lúc 9 giờ tối. Chị Y. thông báo với con là chỉ còn 3 tiếng sẽ đến hạn chót lúc 12 giờ đêm để tổng kết. Lúc này, vẫn còn cách xa mục tiêu đề ra rất lớn. Khi con chơi trò chơi vào buổi sáng, con chỉ có cấp độ bạc, con đặt mục tiêu cho mình đến 12 giờ khuya sẽ đạt cấp độ vàng. Nhưng đến 9 giờ tối, con vẫn chỉ là cấp bạc, ngấp nghé cấp vàng nhưng lên không nổi
Con cảm thấy thất vọng vì không thể hoàn thành nó và không muốn viết kiểm điểm. Nhìn con trai khóc không ra tiếng, dù lòng đau nhói, chị Y. vẫn quyết không nương tay. Cuối cùng, cậu con trai đã khóc với mẹ “Ở nhà chơi game còn khổ hơn đi học. Con đi học không phải ngồi lâu như vậy, và con không có nhiều bài tập về nhà. Mẹ cho con đi học đi. Con không muốn chơi game ở đây như cái máy. Con muốn ngủ, không muốn chơi game nữa”.
Nhưng khi chị hỏi lại một lần nữa con có chắc muốn đi học, không chơi game nữa không thì còn lại lật quẻ, bảo muốn chơi game. Thấy con không “mắc câu”, chị tiếp tục kế hoạch. Vào ngày thứ ba, sau khi được dân mạng mách nước, đợi lúc con trai tự thấy mình chơi game giỏi, chị gài con thách đấu với cao thủ trò chơi trong top 100.
Điều kiện là nếu con thắng, từ đây con sẽ chơi game thỏa thích, mẹ không quản nữa. Nhưng nếu con thua, con phải thách đấu lại cho đến khi thắng. Mỗi khi con thua, con phải viết một bản kiểm điểm, cứ mỗi lần thua thì tăng thêm 100 chữ trong đó.
Đứa con 8 tuổi hiếu thắng đã nhanh chóng nhận lời mẹ, mà có hay đâu, ngay từ đầu đã không thắng nổi. Con liên tục thua, liên tục phải viết bản kiểm điểm, lần sau dài hơn lần trước. Đến cuối cùng, bị dồn vào chân tường, con suy sụp lần 4.
- Người xưa có câu: ‘Nghèo thì không ở nhà họ hàng, giàu thì không ở nhà hàng xóm’, điều này có nghĩa là gì? Tại sao người giàu không được sang nhà hàng xóm?
- Vụ ch.áy Hà Nội sáng nay bao gồm 3 cháu bé đã t.ử v.ong
- Năm ngoái gần Tết vẫn đi tiếp khách mua đất, năm nay môi giới BĐS đổi sang nghề "bán hoa"
- Tỉnh sát vách Hà Nội sẽ thành thành phố trực thuộc trung ương, nơi đáng sống của vùng Đồng bằng sông Hồng
- 8 năm ở nhà chăm con, mẹ "sững sờ" khi con trai phàn nàn mẹ lười biếng không làm gì, bố đi làm vất vả