Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
100 lượt xem

Nghịch lý: Cha mẹ bao bọc, đáp ứng mọi yêu cầu con lại vô tình tạo ra "những đứa trẻ vô ơn"

Cha mẹ Việt đang có một quan niệm sai lầm là tài sản mình làm ra sau này của con cái hết. Vì nghĩ đi nghĩ lại, sau này có của ăn của để cũng chẳng thể mang theo được, nên có bao nhiêu đứa thì cứ chia đều ra là được. Suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm và không tốt chút nào.

Đúng là mọi thứ trên đời này, cha mẹ đều muốn dành và đáp ứng cho con nhưng suy nghĩ của cha mẹ và những lời cha mẹ nói ra, vô tình khiến cho các con có sự ghen tị, ích kỷ và anh em trong nhà không hòa thuận.

Hơn nữa, điều đó tạo ra mối quąn hệ bất bình đẳng, lệ thuộc của người có tiền, có công vào chính người được cho tiền và không đền đáp công ơn nuôi dưỡng.

Tiền có bao nhiêu không quan trọng, quan trọng là phải chia đều cho mỗi đứa một ít, nhưng nhất định phải để lại chút tài sản phòng thân cho mình để sau con cái không thể lo thì mình còn có chút tiền để nhờ người khác tiền chỗ ăn ở, tiền chăm sóc, tiền hưu sinh hoạt hàng ngày…

Đừng bao giờ đợi chờ con cái sẽ chăm lo cho chúng ta, hên xui lắm vì không phải đứa con nào cũng sẽ dành toàn thời gian cho cha mẹ chúng khi cha mẹ đến tuổi cần dựa vào con cái. Thường là sẽ gửi tiền về cho cha mẹ hoặc thuê người chăm cha mẹ.

Cha mẹ thường có suy nghĩ, tài sản mình làm ra, sau này chắc chắn sẽ để lại cho con, chứ có mỗi đứa con không để nó hưởng, chả nhẽ lại đem cho thiên hạ. Tuy nhiên cũng có người có tấm lòng cao cả, chia cho con cái đủ phần, nhưng vẫn dành riêng ra một phần để làm những điều có ích cho xã hội.

Thực ra, tài sản cha mẹ kiếm được không phải phần bắt buộc dành hết cho con. Nuôi con đủ 18 tuổi thì cho con tự lập, đứa nào còn học thì hỗ trợ thêm rồi cho con ra xã hội, tự lập mà nuôi sống bản thân mình như bao người khác.

Trên đời này, người cha, người mẹ tốt nhất là người biết lui về một cách thích hợp, tình thân vĩ đại nhất là biết buông tay đúng lúc. Nếu như cha mẹ cứ bảo bọc, con muốn gì cũng chiều theo, chắc chắn đứa trẻ sau này sẽ khó mà tự lập được. Chính cha mẹ đang tước đi cơ hội cho con trưởng thành về nhân cách. Chúng có thể lớn về mặt hình thể nhưng tâm hồn lại là của những kẻ vô ơn.

Cách chung sống tốt nhất giữa con người với con người chính là: “Cuộc sống của bạn tôi chỉ chúc phúc chứ không can thiệp, quyết định của bạn tôi chỉ tôn trọng”.

Như câu chuyện của chị Ngọc Mai (36 tuổi), sau khi đường ai nấy đi với chồng cô đưa con về sống với mẹ. Cũng từ đó cô ấy luôn mang đến những muộn phiền cho mẹ của mình. Trước kia cô cũng vay một khoản lớn để đầu tư kinh doanh. Sau này cô cả tin vào một “người bạn” không hề quen biết, cùng hùn vốn làm ăn với họ. Chẳng bao lâu sau số tiền vốn ấy cũng đội nón ra đi.

Điều khiến người ta không thể hiểu được là: Cô ấy biết rõ rằng người bạn này có hành vi không ngay chính, nhưng vẫn giấu và làm cho bằng được. Và cô khiến mẹ phải đi vay mượn họ hàng cả trăm triệu cho cô buôn bán.

Kết quả là việc làm ăn không như ý muốn và mẹ cô phải cõng cả một khoản tiền lớn. Nhiều người tới hỏi tiền, nhưng thu nhập của cô lại không cao nên chẳng có đồng nào tiết kiệm.

Cho nên hai món nợ này đều do mẹ cô lo liệu. Nhưng kỳ lạ là trong hoàn cảnh như vậy, cô vẫn không chăm chỉ làm ăn mà lại để con cho mẹ già chăm sóc. Còn cô suốt ngày chơi bời với đám bạn cũng không làm gì.

Quá nản, mẹ cô đã rơi lệ. Bà vừa khóc vừa nói: “Nếu con vẫn không thay đổi mẹ sẽ không tiếp tục lo lắng cho hai mẹ con con nữa. Con hãy ra khỏi nhà của mẹ và học cách sống tự lập!”. Nhưng cô con gái không thấy xấu hổ mà xin mẹ tha thứ. Ngược lại, cô quay ra trách mẹ và đổ tất cả lỗi lên mẹ. Mẹ cô lúc đó rất ngạc nhiên, không ngờ mình cả đời yêu thương, che chở, chăm lo cho con mà giờ nó lại đối xử với mình như vậy.

Trong một mối quan hệ, những người được người khác chăm lo thường có một lối tư duy ỷ lại. Ngược lại những người bao bọc quá phận sự lại cho rằng họ đang che mưa che gió, giúp người thân của mình giải quyết những phiền phức. Vậy nên những người được chăm sóc kỹ càng trên thực tế đều không thực sự trưởng thành.

Yêu thương, chăm lo cho là tốt nhưng cái gì quá thì thường không tốt. Vậy nên hãy trao sự tôn trọng và tự do cho những người bạn yêu thương.

Nhiều bậc phụ huynh vì yêu thương con nên đáp ứng mọi yêu cầu con đưa ra. Nhưng cuối cùng họ không thể nuôi dạy nên những người con hiếu thuận, thay vào đó lại tạo ra những kẻ không chịu làm.

Tình yêu chân chính kỳ thực lại là bớt yêu đi một chút: “Cho phép, ủng hộ, tôn trọng nhiều hơn. Hãy để họ được là chính mình, sống thực với những gì mình mong muốn”. Đó mới là lời chúc phúc tốt đẹp nhất.

Bài viết cùng chủ đề: