Theo các chuyên gia tâm lý, trong nhà đứa trẻ hay làm bố mẹ bực mình thường có tính cách giống mẹ nhất.
Chúng ta có xu hướng cho rằng đứa con nào giống mình sẽ ít làm mình lo lắng, suy nghĩ nhất. Nhưng thực tế thường không phải vậy, đứa giống chúng ta nhất lại là những đứa trẻ hay làm bố mẹ bực mình nhất. Đây chắc chắn là một phát hiện bất ngờ mà ít ai nghĩ đến.
Xét theo từ góc độ tâm lý, từ khi trẻ còn rất bé, tất tần tật những gì bố mẹ làm đều luôn trong tầm ngắm của trẻ, in sâu vào tiềm thức chúng. Vào giai đoạn niên thiếu, tất cả những thông tin mà trẻ thu thập từ bố mẹ sẽ được “mã hóa” và quy tụ, góp phần hình thành nên tính cách ở trẻ, trẻ thường hay sao chép theo bố mẹ.
Đó là lý tại sao trẻ chúng ta thấy trẻ có xu hướng bắt chước hành vi của bố mẹ từ lối nói chuyện, suy nghĩ đến cách họ phản ứng trước mọi việc. Thậm chí tâm trạng của bố mẹ cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm lý ở trẻ. Bố mẹ vui vẻ con ôn hòa, bố mẹ nóng nảy con cục cằn, thô lỗ…
Đứa trẻ thừa hưởng nhiều nét tính cách giống bố mẹ nhất, như một lẽ đương nhiên sẽ có những suy nghĩ, cách ứng xử tương tự bố mẹ trong nhiều tình huống, hoàn cảnh… Mâu thuẫn xảy ra khi bố mẹ phát hiện cái đứa giống mình nhất đang đi vào vết xe đổ của mình ngày xưa, đây chính là mâu thuẫn mà rất nhiều gia đình gặp phải.
Nghiên cứu cho thấy: Đứa trẻ hay làm mẹ bực mình là đứa giống mẹ nhất 0
Và như một bản năng, chúng ta “ra tay” để ngăn chặn trẻ không lặp lại điều sai lầm đã từng khiến chúng ta ân hận trong quá khứ. Tuy nhiên, ngay tại thời điểm đó trẻ sẽ không nhận ra sai lầm, chúng sẽ coi bố mẹ đang đè nén, quản thúc chúng, sự “can thiệp” thô bạo của bố mẹ trong tình huống này sẽ đẩy mọi việc đi quá xa, gây tổn thương cho trẻ mà không mang lại bất kỳ hiệu quả giáo dục nào. Đồng thời bố mẹ cũng cảm thấy bực tức, điên đầu và không thoải mái bởi sự phản kháng dữ dội của trẻ.
Người Việt chúng ta luôn quan niệm “cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư”. Quan niệm đó đi sâu vào tiềm thức của mỗi gia đình. Chúng ta mặc định rằng lời khuyên của cha mẹ luôn luôn đúng, luôn hợp lý với con cái bởi chúng ta đã trải qua nhiều vấp ngã, thất bại và đó là những bài học xương máu đến từ thực tiễn. Tuy nhiên, trước khi áp đặt con phải tin điều mình nói là đúng, cha mẹ cần phải hiểu rằng:
Sai lầm là quy luật tất yếu của quá trình trưởng thành
Tâm lý bao bọc con, sợ con thất bại, vấp ngã sẽ làm một đứa trẻ mãi mãi có tư duy nhỏ bé trong cái xác trưởng thành. Đứa trẻ sẽ mãi mãi không biết đi nếu bạn sợ nó té đau; sẽ không biết tự nấu cho bản thân một bữa ăn khi bố mẹ vằng nhà nếu ngày thường mẹ sợ con bỏng không dám cho đứng bếp; sẽ không dám tự ra quyết định nếu đứng trước mỗi ngã rẽ quan trọng của cuộc đời đã có bố mẹ quyết thay.
Hầu hết bố mẹ đều sợ con mắc sai lầm nên đã giúp con, thậm chí bắt ép con đi theo những con đường mình đã vẽ sẵn mà quên rằng sai lầm, vấp ngã chính là cơ hội để trẻ trưởng thành. Mặt khác, sai lầm còn giúp tích lũy kinh nghiệm. Người càng có nhiều kinh nghiệm đau thương, cộng với ý chí tự thân, càng dễ gặt hái thành công, không ngại ngần trước sóng gió cuộc đời.
Nghịch lý ở chỗ nhiều ông bố bà mẹ với tình yêu con mù quáng, quá đà đã bắt con phải hoàn hảo từ đầu đến chân trong khi chính họ mỗi ngày qua đi vẫn phải sửa sai từ những thất bại.
Xã hội ngày càng phát triển – kinh nghiệm cũ đôi khi trở thành rào cản với con cái
Chúng ta đề cao kinh nghiệm của những người đi trước. Tuy nhiên, xã hội tiến hóa không ngừng. Vì vậy, nhiều kinh nghiệm của ngày hôm qua sẽ trở nên lỗi thời nếu áp dụng cho hôm nay. Theo đó, bố mẹ cần phải liên tục cập nhật thông tin để luôn đi kịp thời đại đồng thời chỉ nên đóng vai trò định hướng cho con.
Làm gì khi thấy con lặp lại sai lầm của bố mẹ?
– Chúng ta phải chấp nhận sự thật đứa trẻ sẽ trưởng thành từ những vấp ngã, thất bại. Vì vậy chỉ đưa ra lời khuyên và để con tự quyết định.
– Luôn nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, hãy đặt mình vào vị trí của con cái trước khi góp ý cho chúng. Tránh chỉ trích và phán xét con.
– Khi khuyên bảo, luôn làm chủ cuộc nói chuyện, từ âm điệu cho đến cách sử dụng từ ngữ sao cho trẻ không cảm thấy bị xúc phạm hay tổn thương. Nếu cuộc tranh luận diễn ra lớn tiếng, hãy dừng lại và tạm rời đi chỗ khác.
– Thường xuyên trò chuyện, trao đổi với con nhằm thấu hiểu và xây dựng tình bạn với con. Nhờ đó, những cuộc đối thoại về sau sẽ trở nên thoải mái trên cơ sở yêu thương và tôn trọng.
Trong gia đình, con cái giống tính bố mẹ là chuyện bình thường. Nhưng không vì thế mà bố mẹ cảm thấy khó chịu khi chứng kiến chúng lặp lại sai lầm của mình trong quá khứ, hãy để trẻ nếm trải thất bại, chúng cần tự thân rút ra bài học.
Thời thế đã khác, hoàn cảnh cũng khác, kinh nghiệm của bố mẹ không hẳn còn giá trị ở thời điểm hiện tại. Mặt khác, hãy trao cho con quyền quyết định để con có cơ hội trưởng thành từ những vấp ngã. Đó mới chính là giới hạn cao nhất của tình yêu thương.
- Thấy bố ôm em trai, con gái tỏ thái độ làm bố bất lực: Có thêm con, khó mà thương cho đều
- Chàng thanh niên bỏ việc kỹ sư, làm giàu nhờ gom đất trồng thứ “quả lạ” tím lịm ngay tại Hà Nội, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi vụ
- Chồng không cho tôi đứng tên cùng trên đất được thừa kế
- Khí chất tạo nên đẳng cấp: 10 thói quen của phụ nữ sang trọng
- Bất hiếu với cha mẹ: Dù có đội bao nhiêu vương miện cũng chẳng thể nào có ánh hào quang