Khi đón con tan học trở về nhà, điều đầu tiên cha mẹ làm là gì? Hỏi han, quan tâm; quát mắng trẻ hay im lặng vì đang bận việc riêng?
Để con phát triển toàn diện, cha mẹ cần sử dụng ngôn ngữ tích cực giao tiếp với trẻ, để trẻ cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành. Nhờ đó, trẻ sẽ học theo và đối xử tốt với mọi người xung quanh.
Trong một ngày, có rất nhiều khoảng thời gian mà cha mẹ và con cái có thể tâm sự, chia sẻ với nhau. Đó là trong bữa ăn tối, khi ngồi học bài hay trước khi đi ngủ,… Ngoài ra, khi con tan học, cha mẹ có thể tranh thủ lúc đón con để trò chuyện đủ thứ trên đời. Việc đầu tiên khi đón con là hãy hỏi con xem ngày hôm nay diễn ra thế nào? Con ăn, ngủ ở trường ra sao? Chuyện học hành thế nào? Cha mẹ hãy hỏi con bằng một thái độ vui vẻ, đừng nên căng thẳng khiến trẻ lo lắng.
Những gì cần hỏi thực sự phản ánh thái độ của người lớn đối với cuộc sống, quyết định cách nhìn của trẻ về cuộc sống và góp phần định hình suy nghĩ, lối sống tích cực hay tiêu cực. Dưới đây là một số điều lưu ý mà cha mẹ cần làm khi đón con tan học về.
Những điều nên hỏi và không nên hỏi
1. Nên đặt những câu hỏi tích cực
Khi đón con tan học, cha mẹ nên đặt ra những câu hỏi tích cực bằng thái độ phấn chấn. Chẳng hạn như: “Điều gì thú vị diễn ra trong ngày hôm nay?”, “Hôm nay, con có điều gì vui, hãy kể cho cha/mẹ nghe!”, “Con và bạn đã chơi những trò gì?”, “Bạn thân của con là ai? Bạn ấy có ưu điểm gì?”,…
Khi đưa ra những câu hỏi này, chắc chắn trẻ sẽ hào hứng chia sẻ mọi chuyện ở trường lớp. Điều này giúp cha mẹ thấu hiểu con hơn và mối quan hệ trở nên khăng khít. Kể về những chuyện vui giúp trẻ trở nên hạnh phúc, phấn khởi.
Còn khi trẻ gặp điều không suôn sẻ trong ngày hôm đó, trẻ sẽ học được cách lạc quan đối mặt và dũng cảm tiến về phía trước. Bất hạnh là một phần của cuộc sống. Việc chấp nhận những điều chưa hoàn hảo cũng là một trong những cách duy trì sự hạnh phúc. Cha mẹ hãy lý giải về điều đó và nói với con rằng: “Dù có chuyện gì xảy ra, cha/mẹ vẫn luôn đồng hành cùng con”.
Nhờ những lời nói tích cực của cha mẹ khi đón con sẽ giúp trẻ cảm thấy lợi ích của việc đi học và hứng thú khi được chia sẻ chuyện trường lớp.
2. Không nên hỏi những vấn đề tiêu cực
“Hôm nay có bạn nào trêu khiến con khóc không?”, “Buổi trưa con được ăn no không?”, “Giáo viên có chỉ trích con không”,… là những câu hỏi mà cha mẹ không nên dành cho con mỗi khi đón con tan học.
Nếu cha mẹ vẫn cố chấp hỏi những câu tiêu cực vô tình hình thành một thông điệp: “Trường học rất tồi tệ. Con chỉ được ăn ngon ngủ kỹ, không có ai cướp đồ chơi, dụng cụ học tập khi ở nhà. Chỉ ông bà, cha mẹ mới có thể đáp ứng được nhu cầu của con ngay lập tức”. Dần dần, trẻ sẽ chán ghét trường học, không muốn tới lớp, không thích kết giao với bạn bè. Khi trẻ không thích đến trường thì việc kết quả học tập giảm sút có nguy cơ diễn ra.
3. Không nên hỏi những câu định kiến về giáo viên
Một số bậc phụ huynh có suy nghĩ không tốt về giáo viên và khi đón con, họ thường hỏi dồn dập: “Hôm nay cô có phạt con không?”, “Tại sao cô lại phê vào bài như thế này?”, “Cha/mẹ nghĩ lỗi đó chưa đáng để cô nhắc nhở con trước lớp”,…
Dù có định kiến gì về giáo viên, phụ huynh cũng không nên phàn nàn, trách móc ngay trước mặt trẻ. Nếu không hài lòng về cách làm của giáo viên, hãy gặp mặt trực tiếp để góp ý hoặc trao đổi qua điện thoại. Đừng nói những lời không hay về giáo viên của con, khiến con hình thành suy nghĩ: “Thầy cô giáo là người không tốt”.
Nghiêm trọng hơn, một khi trẻ nghĩ không tốt về giáo viên sẽ không tôn trọng, nể phục nữa. Trẻ sẽ nảy sinh lời nói cùng hành động chống đối. Lúc này, việc uốn nắn, nuôi dạy trẻ của cha mẹ càng trở nên vất vả.
Vậy đâu là những điều các bậc phụ huynh cần chú ý mỗi khi đi đón con tan học?
– Không nên chuẩn bị đồ ăn cho trẻ: Nhiều ông bố bà mẹ thường mua đồ ăn nhẹ và nước uống cho con. Nhưng làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến bữa ăn tối và khuyến khích thói quen xấu là kén ăn của trẻ. Hơn nữa, trẻ thường xuyên ăn vặt còn có nguy cơ bị thừa cân.
– Đích thân cha mẹ đón con từ trường ít nhất một lần một tuần: Đối với nhiều cha mẹ bận rộn đi làm, việc đón con là điều không hề dễ dàng. Họ thường nhờ ông bà nội ngoại hoặc người giúp việc đón trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ đừng coi thường việc này, hãy cố gắng sắp xếp đón con một lần một tuần. Trẻ sẽ cảm thấy được sự quan tâm của cha mẹ dành cho mình.
– Cố gắng đón con đúng giờ: Cha mẹ hãy cố gắng đến đúng giờ, tránh để trẻ chờ lâu. Hãy thử tưởng tượng khi tất cả bạn bè lần lượt ra về mà cha mẹ vẫn chưa tới đón, chắc chắn trẻ sẽ rất lo lắng. Thậm chí, nhiều trẻ còn có cảm giác bị cha mẹ bỏ rơi, không quan tâm. Ngược lại, nếu trẻ thấy khuôn mặt tươi cười của cha mẹ đi đón đúng giờ sẽ cảm thấy hạnh phúc, an tâm, tin tưởng. Nếu chỉ là sự chậm trễ tạm thời, sau khi đón con, cha mẹ hãy nói lời xin lỗi và giải thích lý do cho trẻ hiểu.
- Quy định nồng độ cồn bằng 0 như Việt Nam có phải là độƈ nhất vô nhị?
- Xót cảnh mẹ 70 vẫn “lặn lội thân cò” nuôi con tật nguyền: Vì con mà cắn răng chịu khổ
- Đất đấu giá Mê Linh chốt hơn 50 triệu/m2, còn hàng trăm thửa đón đầu Vành đai 4
- Cây dứa dại – vị thuốc tốt cho người bệnh sỏi thận
- Ký ức Hà Nội thời bao cấp: Xe đạp Thống Nhất, Phượng Hoàng ngang bằng “nửa cây vàng”