Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
121 lượt xem

Trẻ "không hiếu thuận" thường nói điều này, mẹ dạy dỗ ngay để không phải buồn khi về già

Trẻ nhỏ cần được dày lòng biết ơn và hướng thuận từ nhỏ, đây là nền tảng cơ bản giúp con trưởng thành làm người có ích.

Ngoài việc dạy con về kiến thức, bố mẹ cũng nên chú ý định hướng cho con hiểu về tính hiếu thảo, tôn trọng công ơn dưỡng dục của ông bà, bố mẹ ngay từ khi con còn nhỏ. Bởi nếu trẻ trưởng thành không có lòng biết ơn sẽ khó thành danh trong cuộc sống.

Nếu khi con còn nhỏ, nếu thấy trẻ thường xuyên nói 3 câu này thì có thể là dấu hiệu cảnh báo trước con lớn lên dễ không hiếu thuận. Bố mẹ cần lưu ý hơn và tìm phong cách giáo dục phù hợp để sửa đổi ngay cho con mình.

Thờ ơ trước sự quan tâm, công sức của bố mẹ – “Việc đó có gì đâu, tại sao con phải cảm ơn”?

Bố mẹ nào cũng muốn lo lắng mọi thứ cho con mình, nuông chiều, yêu thương con vô điều kiện. Nhưng điều này đôi khi vô tình tạo nên tâm lý chỉ biết nhận chứ không biết cho ở trẻ.

Đứa trẻ thường xuyên nói câu này luôn xem việc bố mẹ chăm sóc, bảo bọc, lo lắng cho mình là một nghĩa vụ phải làm, là lẽ đương nhiên và chẳng cần bận tâm về điều đó. Cũng vì thế, cho dù bố mẹ có đối xử tốt với con thế nào đi chăng nữa thì trẻ cũng sẽ khó đáp lại.

Nếu trẻ đã quen với điều này, lâu dần dễ trở thành một người không biết ơn, luôn ích kỷ, tự cao, coi mình là trung tâm của vũ trụ và mọi người sẽ phải phục vụ mình mà không được đòi hỏi bất cứ thứ gì.

Do đó, khi còn nhỏ bố mẹ nên dạy trẻ cảm nhận sự quan tâm, tình yêu thương, gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Đừng quá yêu chiều trẻ. Hãy cho con làm việc nhiều hơn và dạy con lối sống tự lập.


Điều này không những giúp con trưởng thành, mà còn khiến trẻ thấu hiểu sự vất vả thường ngày của bố mẹ, từ đó nuôi dưỡng lòng biết ơn cho con.

Thường xuyên đối đầu, nói chuyện vô lễ với bố mẹ – “Con không cần bố mẹ lo, biến đi”

Hiện nay không ít phụ huynh áp dụng phương pháp giáo dục chưa phù hợp nên nhiều trẻ bắt đầu có biểu hiện đối đầu như dùng từ ngữ trống không, đánh lại bố mẹ…

Nếu bố mẹ không điều chỉnh kịp thời trẻ sẽ nghĩ rằng hành vi nói những lời này của mình là đúng đắn, và rồi sẽ tự tin dùng những lời này thường xuyên hơn. Lâu dần, ngôn từ và cách ứng xử cũng sẽ hình thành nên tính cách trẻ khi trưởng thành.

Theo các chuyên gia, nếu cứ để trẻ phát triển theo hướng này, mối quan hệ của bố mẹ và con cái trong tương lai sẽ ngày càng xấu đi. Bởi lẽ từ nhỏ, đứa trẻ đã không ý thức được việc tôn trọng lời nói của bố mẹ, đánh mất khả năng phán đoán đúng – sai trong nhiều tình huống.

Đến tuổi trưởng thành, con dễ hình thành những hành vi không phù hợp với chuẩn mực xã hội, chẳng hạn như không hiếu thuận với bố mẹ, luôn đặt mình ở vị thế “bề trên” trong giao tiếp với người khác.

Cảm thấy bố mẹ phiền phức – “Bố mẹ phiền phức quá”

“Bố mẹ phiền phức quá” là câu nói báo hiệu ở đứa trẻ không hiếu thuận, bởi trẻ không hiểu được những sự lo lắng, đôi khi là la rầy của bố mẹ đều phát xuất từ sự quan tâm, yêu thương, muốn con mình có được những điều tốt nhất.

Vì thế, hãy dạy cho trẻ biết cách thấu hiểu và biết ơn bố mẹ ngay từ khi còn nhỏ. Nếu không trong tương lai, tất cả những điều liên quan đến bố mẹ đều trở thành những thứ phiền phức trong mắt trẻ.

Nuôi dạy một đứa trẻ trưởng thành lành mạnh là cả một quá trình dài, ngoại trừ một phần là tính cách bẩm sinh, quá trình hình thành nhân cách của trẻ có sự ảnh hưởng nhiều vào cách uốn nắn, dạy dỗ từ bố mẹ.

Vì thế, hãy áp dụng những phương pháp giáo dục con đúng cách, đủ nghiêm khắc nhưng cũng phải mềm mỏng, tâm lý khi cần để trẻ có thể thoải mái phát triển, trở thành một đứa con hiếu thảo trong gia đình và được xã hội yêu mến

Bài viết cùng chủ đề: