Nói dối là một quá trình cần thiết để trẻ lớn lên, và cha mẹ không cần phải dằn vặt trách bản thân mình dạy con chưa tốt.
Nghiên cứu tâm lý cho thấy trẻ em có 30% khả năng nói dối khi 2 tuổi, 60% khi 3 tuổi và 75% khi 4 tuổi. Tức là tỷ lệ nói dối tăng dần theo độ tuổi.
Vì vậy, nói dối là một quá trình cần thiết để trẻ lớn lên, và cha mẹ không cần phải dằn vặt trách bản thân mình dạy con chưa tốt. Điều chúng ta cần làm là đối mặt với hành vi nói dối của trẻ, tìm ra nguyên nhân đằng sau việc trẻ nói dối, từ đó “kê đơn thuốc đúng”. Theo các chuyện gia giáo dục, có nhiều lý do khiến trẻ nói dối, cụ thể:
1. Trẻ sợ bị trừng phạt
Triết gia Russell nói: “Sự thiếu trung thực của trẻ em hầu như luôn luôn là kết quả của sự sợ hãi.”
Trẻ em nói dối, một phần lớn, vì chúng sợ bị trừng phạt. Ví dụ như khi chúng ta còn nhỏ, chỉ cần cha mẹ đi vắng thì sẽ tranh thủ mở tivi lên xem, nhưng khi vừa nghe thấy tiếng bước chân của cha mẹ thì vội vàng tắt tivi. Chắc chắn cha mẹ biết điều này, nhưng những đứa trẻ thì luôn tìm cách nói dối. Vậy tại sao trẻ lại không muốn thừa nhận mình đang nói dối, lý do rất đơn giản, đó là chúng sợ hậu quả bị cha mẹ phạt khi phát hiện xem TV.
2. Thỏa mãn sự phù phiếm
Tôi nhớ người bạn thân nhất của tôi, Liuliu đã kể cho tôi nghe một câu chuyện thú vị về cậu con trai Bảo Bảo của cô ấy, cũng liên quan đến việc đứa trẻ nói dối.
Một ngày nọ, đứa trẻ nói với Liuliu rằng mẹ có thể mặc váy như thần tiên đến trước cổng trường để đón con không?
Liuliu cảm thấy kỳ lạ, liền hỏi Bảo Bảo tại sao, sau đó cậu bé nói: “Bạn học của con nói rằng cha của bạn là rồng trên trời, con không thể thua bạn con, nên con mới nói mẹ là thần tiên, con muốn mẹ chứng minh điều con nói cho bạn con thấy”.
Khi Liuliu nghe thấy điều đó, cô ấy cảm thấy buồn cười vì lời nói dối của đứa trẻ, chắc chắn đây là lời nói dối điển hình để thỏa mãn sự phù phiếm.
3. Khát khao tình yêu
Khi trẻ thiếu cảm giác an toàn, trẻ rất dễ dùng hành vi nói dối để thu hút sự chú ý của người lớn và giành được sự quan tâm của người lớn, điều này đặc biệt rõ ràng ở những gia đình có hai con.
Vì vậy những đứa trẻ hay nói dối đôi khi cần được yêu thương nhiều hơn, cha mẹ nên chú ý hơn.
4. Ảnh hưởng của những người xung quanh bạn
Trẻ em vẫn còn nhỏ và thiếu khả năng phân biệt đúng sai trong nhiều thứ và cách chúng học thường đến từ những người xung quanh.
Nếu trẻ cùng chơi xung quanh thích nói dối, trẻ sẽ học theo. Cũng có một số cha mẹ nói dối vô ý như hứa cho con đi chơi cuối tuần nhưng không thực hiện được do một số lý do đặc biệt.
Đứa trẻ sẽ nghĩ rằng cả bố và mẹ đều nói dối, và cũng chẳng ảnh hưởng gì nên chúng cũng có thể nói dối.
Với những lý do trẻ nói dối ở trên, việc cha mẹ cần làm tiếp theo là “kê đơn thuốc đúng”.
Cho con cơ hội nói ra sự thật
Ví dụ, nếu mẹ nhìn thấy chiếc ô tô đồ chơi bị hỏng được trẻ giấu trong góc phòng, nếu đối đầu với trẻ, đoạn hội thoại thông thường sẽ bắt đầu như sau:
“Chiếc xe ô tô mẹ mua cho con đâu rồi, con lại làm nó hỏng rồi đúng không? Con giấu ở đâu rồi, lấy ra đây cho mẹ”.
Vì vậy, một cuộc chiến giữa mẹ và con trai đã nổ ra.
Sẽ tốt hơn rất nhiều nếu mẹ thay những câu hỏi bằng: “Con ơi, mẹ tìm thấy chiếc ô tô đồ chơi của con bị hư ở trong tủ rồi đúng không?”. Bằng cách hỏi này, trẻ sẽ dám nói lên sự thật.
Khi đã biết sự thật, điều chúng ta phải làm là đừng bao giờ ép trẻ nói dối mà hãy hướng dẫn trẻ nói sự thật.
Và hãy nói với trẻ rằng nói dối không thể giải quyết được bất kỳ vấn đề gì, và đủ dũng cảm để nhận sai lầm là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề.
Giao tiếp nhiều hơn và khám phá nhu cầu bên trong của trẻ
Nhiều khi trẻ nói dối để đáp ứng một nhu cầu nào đó của bản thân, đó có thể là do tâm lý, cũng có thể là nhu cầu vật chất.
Đối mặt với những lời nói dối của trẻ như vậy, điều chúng ta cần làm là giao tiếp với trẻ nhiều hơn, quan sát hành vi hàng ngày của trẻ nhiều hơn và khám phá nhu cầu thực sự của trẻ.
Miễn là những nhu cầu này nằm trong phạm vi chấp nhận được, cha mẹ có thể được đáp ứng một cách thích hợp.
Làm gương và thiết lập ý thức chính trực
Khả năng bắt chước của trẻ em rất mạnh, và ngay cả một lời nói dối bình thường trong giao tiếp xã hội cũng có thể bị chúng bắt chước.
Ngoài ra, những việc đã hứa với con nên làm hết sức có thể, nếu có trường hợp khẩn cấp không thể thực hiện được thì nên giải thích lý do cho con và nên đổi lịch hẹn sang thời điểm khác.
Giáo dục trẻ em là một quá trình phức tạp và lâu dài, nó đòi hỏi chúng ta phải kiên nhẫn hơn và tự tin hơn. Nói dối không có gì là ghê gớm, điều khủng khiếp là chúng ta sử dụng sai cách để đối phó và ảnh hưởng đến chúng.
Trước những lời nói dối của trẻ, chúng ta có thể cho chúng can đảm đối mặt với sự thật mà không thô lỗ hay trách móc quá đáng.
- 20 năm mua nhà đất để có gấp 80 lần tài sản
- Sau ồn ào tình cảm với Kiều Minh Tuấn, An Nguy hiện sống thế nào?
- Màu sắc yêu thích nói lên tính cách trẻ: Con thích 3 màu này bố mẹ cần quan tâm nhiều hơn
- Bắc Giang: Anh nông nuôi vịt khác người, cho nghe nhạc giảm stress mỗi ngày, thu lãi tiền tỷ mỗi năm
- Mua nhà chung cư ở tầng này dễ hối hận nhất: Ở không ưng, bán cũng ít ai hỏi, muốn tiết kiệm đến mấy cũng nên cân nhắc kỹ