Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
114 lượt xem

Tự hào vì con chưa lên lớp 1 đã biết "đọc thông viết thạo", 3 năm sau mẹ khóc nghẹn

“Tôi đã phải hy sinh tiền bạc và thời gian của mình chẳng phải để giúp con sau này có thành tích học tập tốt nhất hay sao? Sao bây giờ con lại đổ đốn như thế?”, người mẹ tâm sự.

Con thông minh học giỏi là mong muốn của tất cả các ông bố bà mẹ. Vì thế hiện nay có rất nhiều cha mẹ chú trọng đến việc dạy chữ cho con từ sớm. Có nhiều bé chưa đi học lớp 1 nhưng đã có đọc rành rọt, và đây chính là thước đo mà các phụ huynh dùng để đánh giá sau này con mình có học giỏi hay không. Tuy nhiên, liệu trẻ biết đọc sớm liệu có đồng nghĩa với việc học giỏi hay không?

Ngay từ khi còn học lớp lá ở trường mẫu giáo, Bảo Bối (sống ở Trung Quốc) đã có thể đọc thông viết thạo. Không chỉ vậy, cô bé còn thuộc rất nhiều bài thơ cổ dài. Điều này khiến mẹ Bảo Bối cực kỳ tự hào về con gái của mình, do đó, chị thường xuyên nói con đọc sách hay đọc thơ cổ trước mặt người khác để nhận được nhiều lời khen ngợi.

Khi được mời phát biểu trước hội phụ huynh, mẹ Bảo Bối cho biết: “Trẻ con phải được dạy đọc trước khi vào lớp 1, nếu không thành tích học tập của con sẽ bị tụt lùi lại phía sau. Do đó, mỗi tối mẹ con tôi đều rèn chữ, tập viết, và đọc sách hay học thuộc thơ cổ. Mỗi tối phải học xong thì mới được đi ngủ. Hiện tại con tôi có thể đọc khoảng 2.000 chữ”.

Sau khi lên lớp 1, đúng là thành tích học tập của Bảo Bối rất tốt, cô bé được các thầy cô khen ngợi hết lời và được tuyên dương trong buổi tổng kết năm học. Thế nhưng, năm lớp 2 thì kết quả học tập của bé gái không còn được như trước nữa. Thay vì các bài kiểm tra đều được 10 điểm thì điểm thi của Bảo Bối đã tụt xuống chỉ còn 8 điểm. Cô bé từ học sinh xuất sắc bất ngờ rớt khỏi danh hiệu học sinh giỏi.

Chưa dừng lại ở đó, Bảo Bối ngày càng thu mình lại chứ không còn năng động, tự tin trước mọi người. Đến năm lớp 3 thì tình hình càng tệ hại hơn nữa. Mẹ Bảo Bối lo lắng hết mức khi con gái của mình bỏ bê việc học, thường xuyên không làm bài tập, thậm chí, cô bé còn không ngần ngại nói thẳng với mẹ rằng: “Con không thích đi học”.

Tâm sự với nhóm phụ huynh, chị chia sẻ: “Để giúp con biết đọc biết viết tôi đã đăng ký cho con tham gia các lớp học dạy chữ, sau đó mua sách tự mình dạy con đọc từ năm Bảo Bối mới 3 tuổi. Điều này thật sự không dễ dàng gì. Tôi đã phải hy sinh tiền bạc và thời gian của mình chẳng phải để giúp con sau này có thành tích học tập tốt nhất hay sao? Sao bây giờ Bảo Bối lại đổ đốn như thế? Tôi thật sự không thể hiểu được”.

Thành tích học tập của con gái ngày càng thua các bạn, mẹ Bảo Bối đã không thể hiểu được vì sao con lại trở nên nông nỗi như thế (Ảnh minh họa)

Trẻ biết đọc biết viết trước khi vào lớp 1 có thể có thành tích “thụt lùi” theo từng năm học

Trong một số nghiên cứu, các chuyên gia đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ bị buộc phải biết đọc biết viết ở lứa tuổi mần non có thể sẽ có thành tích học tập tốt hơn những đứa trẻ không biết đọc biết viết, nhưng thành tích này chỉ tồn tại trong năm lớp 1. Nói cách khác, ở lớp 2, tất cả học sinh trong lớp đều biết đọc biết viết như nhau, nên thành tích tưởng là bất biến ấy có thể sẽ biến mất.

Tệ hơn nữa là trong năm lớp 1, trẻ sẽ hình thành thói quen lơ là việc học vì con đã biết hết những gì thầy cô đang dạy rồi nên không có nhiều hứng thú, không chịu tập trung nghe giảng, và không chịu viết bài. Thói quen đó sẽ theo trẻ lên lớp 2, rồi lớp 3… Cứ thế, thành tích học tập của những học sinh biết đọc biết viết trước khi vào lớp 1 ngày càng tụt dần. Nhiều bé còn còn thấy áp lực và dễ nản lòng khi đang ở trên đỉnh vinh quang bỗng bị “rớt hạng”, từ đó sinh ra tâm lý chán học.

Các nhà khoa học còn giải thích thêm rằng việc học chữ trong thời kỳ mẫu giáo đã làm cho trẻ không có đủ thời gian để vui chơi, khám phá và phát triển tư duy, trí sáng tạo của mình. Trong một thời gian cứ phải ngồi học cách thụ động, bộ não của các bé cũng trở nên ù lì không thích tư duy, không ham sáng tạo và không có hứng thú với học tập.

Thế nên, thay vì bắt con ngồi yên một chỗ học đọc học viết, các cha mẹ có thể khuyến khích sự ham học của con đọc sách cho con nghe, vừa đọc vừa chỉ vào từng chữ để não bộ của con tập dần ghi nhớ. Hoặc bạn cũng có thể dẫn con đi tham quan các bảo tàng, công viên, khu vui chơi và cứ mỗi khi con hỏi về chữ hay một hình ảnh nào đó, cha mẹ hãy giải thích và chỉ dẫn thêm cho con. Việc vừa học vừa chơi như thế này chắc chắn sẽ mang đến cho trẻ tính cách ham học hỏi. Sau này, con cứ thế mà chăm chỉ học tập.

Bài viết cùng chủ đề: