Bố mẹ nào cũng mong muốn con trở nên ngoan ngoãn, lễ phép, tuy nhiên có những câu nói của người lớn vô tình gây tổn thương cho trẻ.
Nếu cha mẹ ngừng nói 3 câu này sẽ giúp tính cách con thay đổi tốt hơn khiến cha mẹ cũng bất ngờ.
1. Sao con còi thế, biếng ăn lại chẳng chịu ăn gì?
Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình ăn khỏe, phát triển tốt. Những lúc thấy những đưa trẻ khác được cao chừng này, nặng chừng này thì có xu hướng “chạy đua” cho kịp mà ít khi quan tâm đến việc liệu con có cảm thấy ngon và vui hay không. Thậm chí có nhiều cha mẹ khi được góp ý thì lại cho rằng: “Cứ thử có con suy dinh dưỡng xem”. Bên cạnh đó, đi đâu cũng than vãn con rất còi và vô cùng lười ăn cũng giống như cha mẹ đang gán con mặc định như vậy. Con không muốn ăn thì cha mẹ tỏ thái độ cáu gắt, quát mắng và thúc ép con ăn hết bằng được. Việc làm này của cha mẹ sẽ khiến cho con cảm thấy mỗi bữa ăn đều thật sự “khủng khiếp”, hậu quả là trẻ trở nên biếng ăn dài hạn.
Ngoài ra, có nhiều cha mẹ vì muốn con ăn nhanh nên lấy điện thoại dụ bé, hay trách mắng con sao không ăn. Không cho con có quyền được kêu no, kêu đói. Mỗi bữa ăn đều trôi qua với không khí căng thẳng, rất không tốt cho sự tiêu hóa, đường ruột và sức khỏe của trẻ.
Cũng giống như người lớn, trẻ cũng biết lúc nào cảm thấy đói và lúc nào thì thấy no. Vì vậy, nếu cha mẹ cứ có thói quen áp suy nghĩ của người lớn vào trẻ thì con sẽ không còn khả năng tự nói ra ý kiến của bản thân nữa. Thậm chí gây ra phản tác dụng khi đứa trẻ thiếu quyết đoán, phụ thuộc. Cha mẹ không nên vì cân nặng mà gây tổn thương cho con.
2. Con quá nghịch, quá hư
Trẻ con sinh ra đã vốn có tính hiếu động nên mọi thứ xung quanh đều sẽ khiến trẻ cảm thấy mới lạ và yêu thích được khám phá. Và việc của người lớn là tạo ra một môi trường an toàn cho trẻ thoải mái tìm hiểu. Nhưng có nhiều cha mẹ chỉ cần thấy con chạy nhảy thì bảo con nghịch ngợm, nói không nghe lời thì cho rằng con hư đốn.
Nhưng trên thực tế, trẻ càng vận động nhiều thì chứng tỏ con càng thông minh. Trong trường hợp thấy con đùa nghịch quá nhiều, cha mẹ nên đưa ra lý do để giải thích vì sao bé nên dừng lại. Nếu con có thể đưa ra lý lẽ, giữ quan điểm thì đừng cho rằng đó là trẻ bướng vì đó là một đứa trẻ biết suy nghĩ, phản biện và có chính kiến.
3. Con hãy nín ngay, có chuyện đơn giản thế mà cũng khóc
Chẳng hạn như trong trường hợp người lớn khi đang khóc mà có người quát “nín ngay” thì liệu có nín luôn được không? Thế mà, trẻ em khi đang khóc lúc nào cũng bị quát phải nín ngay, tuyệt đối không được khó nữa thì thật sự là phi lý. Khóc cũng là một cách biểu đạt cảm xúc, giúp trẻ được giải toả thay vì kìm nén trong lòng. Cha mẹ hãy đặt bản thân vào vị trí vào con, chỉ có vậy bố mẹ mới trở thành người bạn tốt và sẵn sàng chia sẻ với con. Khi con mở lòng, bố mẹ dễ định hướng cho bé sau này. Đòn roi hay quát mắng không thể tạo ra một đứa trẻ hạnh phúc. Nuôi dưỡng tâm hồn trẻ là nghĩa vụ, trách nhiệm của bố mẹ. Học cách làm bố mẹ sẽ khiến con tràn ngập yêu thương và hạnh phúc.
- Con bị cô giáo phê bình, 3 phản ứng của người mẹ có thể ảnh hưởng đến tương lai của trẻ
- Quá nửa đời người tôi đúc kết: Sinh được con trai là hãnh diện, nhưng sinh con gái là phúc quý may mắn
- Sự thật phía sau sở thích HÔN VÙNG KÍN phụ nữ của đàn ông, đọc mà rùng mình
- Ngắm con đường “lãng mạn” nhất Hà Nội rực vàng mùa sấu thay lá
- Cách dùng cỏ bút chữ thập điều trị lao phổi, nổi mề đay, bệnh tinh hồng nhiệt